ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 192/TTr-SVHTTDL ngày 08 tháng 02 năm 2022 và Văn bản số 640/SVHTTDL-KHTC ngày 06 tháng 4 năm 2022. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Định mức kinh tế - kỹ thuật tổ chức, các sự kiện liên quan đến lĩnh vực gia đình của tỉnh Đồng Nai. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2022. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC GIA ĐÌNH CỦA TỈNH ĐỒNG NAI Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật tổ chức các sự kiện liên quan đến lĩnh vực gia đình của tỉnh Đồng Nai. 2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc dự toán, quản lý kinh phí tổ chức các sự kiện về lĩnh vực gia đình của tỉnh Đồng Nai có sử dụng ngân sách nhà nước. Điều 2. Nội dung, quy trình, tiêu chí của tổ chức các sự kiện về lĩnh vực gia đình 1. Nội dung, quy trình của tổ chức các sự kiện về lĩnh vực gia đình Bước 1: Khảo sát, tiền trạm địa điểm tổ chức; Bước 2: Ban hành Kế hoạch và các văn bản triển khai (Quyết định tổ chức, Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và các Tiểu ban); Bước 3: Giấy mời lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia; Bước 4: Tổng hợp thông tin đại biểu đăng ký tham gia; Bước 5: Tổ chức Họp báo (tùy thuộc vào quy mô, tính chất từng sự kiện); Bước 6: Xây dựng dự thảo các bài phát biểu có liên quan; Bước 7: Xây dựng kịch bản các chương trình có liên quan đến nội dung tổ chức sự kiện; Bước 8: Lập dự toán tổng thể kinh phí tổ chức sự kiện; Bước 9: Công tác hậu cần chuẩn bị tổ chức sự kiện, cụ thể: - Thuê phương tiện đi lại, tổ chức hội họp, chi công tác phí, lưu trú trong quá trình tổ chức sự kiện theo quy định hiện hành; - Ban Chỉ đạo tham gia chỉ đạo tổ chức sự kiện; Ban Tổ chức tham gia lập kế hoạch, duyệt chương trình và các tiểu ban giúp việc cho ban tổ chức, thành viên tiểu ban thư ký làm việc trong những ngày diễn ra sự kiện được chi thù lao theo quy định hiện hành; - Nhân sự làm thêm ngoài giờ phục vụ công tác chuẩn bị nội dung, kế hoạch và công tác hậu cần được thanh toán theo quy định hiện hành; - Thuê địa điểm tổ chức các hoạt động của sự kiện (mặt bằng, điện nước, an ninh, vệ sinh, giữ xe); thuê máy móc, trang thiết bị (âm thanh, ánh sáng, laptop, máy chiếu, màn hình Led); dụng cụ, đạo cụ, trang trí (hoa, thiết kế pano, maquette, phướn) và dịch vụ liên quan khác như sân khấu, nhà bạt, bàn, ghế, bục phát biểu, dù che, thảm bọc sân khấu, thảm đi giành cho đại biểu (theo thực tế, tùy thuộc quy mô, tính chất từng cuộc); in ấn, photo tài liệu, biểu mẫu, giấy mời kèm phong bì, văn phòng phẩm, phù hiệu, biển hiệu, biểu trưng, hoa cài, cờ lưu niệm, thẻ đeo (Đại biểu, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, tổ trọng tài, thư ký, các đội tham gia sự kiện, MC chương trình; - Khen thưởng: In giấy chứng nhận, khung giấy chứng nhận; giấy khen, khung giấy khen; cờ lưu niệm; hoa tươi; quyết định khen thưởng; - Hoạt động thông tin, tuyên truyền trước, trong và sau quá trình tổ chức sự kiện như chụp ảnh, quay phim làm tư liệu; xây dựng các tin, bài, số chuyên đề và xây dựng clip, phóng sự tuyên truyền; chi cho đại biểu là phóng viên truyền hình, phát thanh, báo chí viết bài tuyên truyền cho sự kiện; - Xây dựng kịch bản điều hành tổng thể sự kiện; kịch bản chương trình nghệ thuật; đạo diễn chương trình. Căn cứ vào quy mô, chất lượng, thỏa thuận với tác giả, chi trả thù lao theo hình thức Hợp đồng khoán gọn (tùy theo quy mô, tính chất của từng sự kiện có lồng ghép Chương trình biểu diễn nghệ thuật, tối đa không quá 90 phút); - Đề xuất khen thưởng theo chuyên đề: Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh, giấy khen Giám đốc Sở; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trước, trong và sau quá trình tổ chức; huy động các lực lượng tham gia, cổ vũ sự kiện (nếu có); Bước 10: Tổ chức các hoạt động, sự kiện; bế mạc, tổng kết; Bước 11: Họp Ban tổ chức rút kinh nghiệm; báo cáo kết quả thực hiện, thanh, quyết toán kinh phí theo quy định tài chính hiện hành. 2. Tiêu chí của Tổ chức các sự kiện về lĩnh vực gia đình Đảm bảo việc tổ chức các sự kiện phải thiết thực, có ý nghĩa, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, cụ thể: a) Tuyên truyền trọng điểm và kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực gia đình; b) Tuyên truyền các sự kiện ngày lễ của Việt Nam và quốc tế liên quan đến lĩnh vực gia đình, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực gia đình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; c) Quy mô tổ chức các sự kiện được thực hiện thống nhất và đạt hiệu quả theo yêu cầu tổ chức cấp tỉnh và cấp khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp tổ chức, cấp khu vực cụm Miền Đông Nam Bộ; d) Chất lượng, kết quả của việc tổ chức sự kiện phải phù hợp với quy mô, yêu cầu nhằm đúng chủ trương, chủ đề tuyên truyền; đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, chất lượng chương trình; đảm bảo tiết kiệm, an toàn, hiệu quả khi tổ chức.
Trong trường hợp có những phát sinh ngoài Định mức này, cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán kinh phí và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 1. Các cơ quan, đơn vị tổ chức các sự kiện liên quan đến lĩnh vực gia đình của tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí theo quy định pháp luật. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh; cơ quan đơn vị có liên quan báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định./. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đang cập nhật |