RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022 Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; các Nghị định của Chính phủ: số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 về tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với các quy định hành chính, số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính, số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022 với nội dung cụ thể như sau: 1. Mục đích a) Thực hiện có hiệu quả các nội dung cải cách thủ tục hành chính trọng tâm theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, góp phần cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. b) Nâng cao chất lượng phục vụ trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng không theo địa giới hành chính, giảm chi phí và tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. c) Kịp thời phát hiện những nội dung bất cập, vướng mắc, rườm rà, chồng chéo, không phù hợp đang gây khó khăn, cản trở của thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị các Bộ, Ngành trung ương xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ. 2. Yêu cầu a) Việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính phải được tiến hành một cách đồng bộ, hiệu quả, đầy đủ, đúng thời gian, đúng các nhóm, lĩnh vực, nội dung được yêu cầu. b) Các phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính phải có tính khả thi, kịp thời kiến nghị UBND tỉnh, các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp, đảm bảo thống nhất trong quá trình thực hiện. c) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính. 3. Phạm vi Các thủ tục hành chính, các nhóm thủ tục hành chính được công bố tại các Quyết định công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 1. Đơn giản hóa thủ tục hành chính a) Đối tượng: Các thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính được nêu tại Phụ lục của Kế hoạch. b) Chủ thể thực hiện: - Chủ trì: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. - Phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; c) Cách thức đơn giản hóa thủ tục hành chính: cắt giảm thời gian giải quyết; kiến nghị cơ quan Trung ương về cắt, giảm thành phần hồ sơ, giấy tờ trong thực hiện thủ tục hành chính; tái cấu trúc quy trình giải quyết thủ tục hành chính,...; d) Thời gian hoàn thành: Theo thời gian hoàn thành tương ứng với từng thủ tục hành chính nêu tại Phụ lục của Kế hoạch; đ) Yêu cầu về kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính: - Tính được chi phí tiết kiệm được (chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa - chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau đơn giản hóa); - Dự thảo Phương án đơn giản hóa trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính a) Đối tượng: - Đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh: rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh. - Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã; b) Chủ thể thực hiện: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; c) Cách thức rà soát, đánh giá thủ tục hành chính: căn cứ Điều 25 Thông tư số 02/2017/TT-VPCP để điền Biểu mẫu rà soát, đánh giá thủ tục hành chính tại Phụ lục VII (ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-VPCP); d) Thời gian hoàn thành: trước ngày 15/8/2022; đ) Yêu cầu về kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính: - Xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá TTHC; - Biểu mẫu rà soát đối với từng thủ tục hành chính (sử dụng biểu mẫu 02/RS-KSTT nêu tại Phụ lục VII Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ; điền vào biểu mẫu điện tử để có thể tái sử dụng biểu mẫu sau này). 1. Trách nhiệm thực hiện 1.1. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh a) Tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết theo đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng; b) Triển khai áp dụng các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được phê duyệt (đối với các phương án cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính). 1.2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; b) Kiểm soát chất lượng kết quả rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của các cơ quan được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch này; c) Thẩm định, tổng hợp kết quả thực hiện của các Sở, Ngành được giao theo Kế hoạch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. 1.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã a) Tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết theo đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng; b) Triển khai áp dụng các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau . khi được phê duyệt (đối với các phương án cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính); c) Cung cấp các thông tin, số liệu của thủ tục hành chính được thực hiện tại UBND cấp huyện, cấp xã theo yêu cầu để các Sở, Ban, Ngành tính chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính đó trên phạm vi toàn tỉnh (đối với đơn giản hóa thủ tục hành chính). 2. Kinh phí thực hiện Nguồn kinh phí được bố trí từ nguồn ngân sách của các cơ quan, đơn vị để thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. Các cơ quan, đơn vị được huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp khác (nếu có) để hỗ trợ hoạt động rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các cơ quan phản ánh kịp thời về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính hoặc hộp thư điện tử kstthc@ubnd.nghean.gov.vn) để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đang cập nhật |