ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1095/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ HƯỚNG TỚI CHÍNH QUYỀN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2022-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021- 2030;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0;

Theo Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021- 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16 tháng 4 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tiếp cận xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0;

Căn cứ Chương trình số 35-CTr/TU ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Chương trình số 37-CTr/TUngày 31 tháng 01 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy triển khai thực hiện Chuyên đề “Tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với xây dựng chính quyền điện thành phố thông minh”;

Căn cứ Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh thành phố Đà Nẵng;

Căn cứ Quyết định số 6439/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 3269/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng phiên bản 2.0;

Căn cứ Quyết định số 2939/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 4071/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2021 về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 283/TTr-STTTT ngày 31 tháng 3 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025.

Điều 2: Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai Kế hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- UBQG về CDS (b/c);
- Bộ TT&TT (b/c);
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- TTTU, TTHĐND TP (b/c);
- CT, các PCT UBND TP;
- Các TV BCĐ CĐS TP;
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn TP;
- Đài PT-TH Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng;
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, STTTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Phước Sơn

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ HƯỚNG TỚI CHÍNH QUYỀN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1095/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2016-2020

UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 9020/QĐ-UBND ngày 28/12/2016. Trên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện; đến nay đã hoàn thành sớm và vượt mức 100% các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch, cụ thể như sau:

STT

Mục tiêu theo Kế hoạch

Đánh giá

Tình hình thực hiện

I

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

1

Phát triển hoặc mở rộng hạ tầng kỹ thuật hiện có theo hướng hội tụ giữa viễn thông và CNTT, đáp ứng tốt việc triển khai các ứng dụng chính quyền điện tử trên nền công nghệ mobile, phân tích dữ liệu lớn và internet vạn vật, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho công tác xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh

Đạt

Thuyết minh chi tiết tại Phần thứ nhất, Mục III.

2

Tiếp tục duy trì hạ tầng CNTT bảo đảm 100% CBCCVC được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ chuyên môn nghiệp vụ và cung cấp dịch vụ công

Đạt

Tỷ lệ 1,3 máy tính/CBCC

3

100% cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp có cung cấp dịch vụ công được kết nối vào hệ thống hạ tầng CNTT của thành phố: mạng đô thị, mạng không dây thành phố, trung tâm dữ liệu, trung tâm dịch vụ công

Đạt

Mạng đô thị thành phố được nâng cấp, mở rộng, kết nối đến 145 cơ quan, đơn vị (không chỉ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, chi cục, trung tâm y tế mà còn các cơ quan khối Đảng, Công an thành phố, Công an các quận, huyện,...).

4

Đầu tư bổ sung trang thiết bị, phần mềm bảo đảm vận hành ổn định, an toàn thông tin cho hạ tầng CNTT và các hệ thống thông tin của thành phố

Đạt

Thuyết minh chi tiết tại Phần thứ nhất, Mục III và Mục IX

II

Ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước

 

 

1

100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, trừ các văn bản mật

Đạt

100% văn bản điện tử ký số được gửi nhận liên thông (thay văn bản giấy) giữa các cơ quan, đơn vị thành phố

2

100% cơ quan nhà nước triển khai sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử

Đạt

3

Đưa vào sử dụng hiệu quả các CSDL quốc gia theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015

Đạt

Kết nối, đồng bộ CSDL quốc gia (thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ quốc gia NGSP) gồm: CSDL danh mục điện tử dùng chung quốc gia; CSDL dân cư quốc gia; CSDL đăng ký doanh nghiệp quốc gia về CSDL doanh nghiệp thành phố; CSDL quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; CSDL bảo hiểm xã hội; Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến, Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, Hệ thống của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam

4

100% trang thông tin điện tử chuyên ngành của các cơ quan nhà nước đáp ứng các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP

Đạt

 

III

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

 

 

1

Đến năm 2020, số lượng DVCTT mức 3, 4 tăng 1,5 lần so với năm 2015

Đạt

- Năm 2015 có 498 DVCTT mức 3, 4 trên tổng số 1155 TTHC, tỷ lệ 43%

- Năm 2020 có 1775 DVCTT mức 3, 4 trên tổng số 1861 TTHC, tỷ lệ 95%, gấp 3,5 lần so với năm 2015

2

Số lượng hồ sơ nộp trực tuyến mức 3, 4 đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận

Đạt

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 57%

3

Triển khai ứng dụng một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến tại các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan Trung ương tại thành phố

Đạt

Đã triển khai tại Điện lực Đà Nẵng, Công an thành phố, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm xã hội

4

Đầu tư các hệ thống ứng dụng CNTT tự động, thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp; ưu tiên triển khai các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông vận tải, vệ sinh an toàn thực phẩm

Đạt

Thuyết minh chi tiết tại Phần thứ nhất, Mục VII

IV

Đào tạo nhân lực ATTT

 

 

1

100% CBCC được đào tạo năng ứng dụng CNTT

Đạt

 

2

100% cán bộ lãnh đạo CNTT và cán bộ chuyên rách CNTT được thường xuyên cập nhật công nghệ mới, kiến thức mới về phần cứng, phần mềm, bảo đảm an toàn thông tin

Đạt

 

II. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

1. Kết quả thực hiện

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định CNTT cùng với công nghệ cao là 01 trong 03 đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chương trình số 35-CTr/TU ngày 16/12/2019 triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0); Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/4/2019 về phát triển hạ tầng CNTT-TT tiếp cận xu hướng CMCN 4.01; Chương trình số 37-CTr/TU ngày 31/01/2020 triển khai Chuyên đề “Tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng CMCN 4.0 gắn với xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), thành phố thông minh (TPTM)”.

Trên cơ sở các chủ trương, định hướng quan trọng, tạo nền tảng và động lực cho phát triển ngành CNTT-TT, chuyển dịch theo hướng chuyển đổi số, xây dựng TPTM; Đà Nẵng đã ban hành các chương trình, đề án kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể như:

- Thành ủy Đà Nẵng ban hành và triển khai Kế hoạch triển khai Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2015-20202; cũng như Kế hoạch của giai đoạn 2021-2025; thành lập Ban Quản lý Đề án Tin học khối Đảng để điều phối triển khai ứng dụng CNTT; ban hành Đề án Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 20253 trong đó xác định: Công tác cải cách hành chính trong Đảng, trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại các cơ quan Đảng trên địa bàn thành phố, vận dụng phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của Đảng bộ thành phố.

- UBND thành phố đã cập nhật, ban hành Kiến trúc tổng thể CQĐT4, ban hành Kiến trúc tổng thể TPTM5 đóng vai trò dẫn dắt, định hướng trong công tác xây dựng CQĐT, TPTM; ban hành Kiến trúc ứng dụng CNTT các chuyên ngành như y tế, giáo dục và đào tạo, du lịch, ban hành Đề án xây dựng Quận thông minh tại quận Liên Chiểu6; ban hành Quy chế tạm thời về chia sẻ dữ liệu số trên địa bàn thành phố7 (trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP); tổ chức triển khai áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn do các Bộ, ngành Trung ương ban hành, đặc biệt là kết nối, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm việc triển khai các hệ thống thông tin tương thích, kế thừa, đồng bộ và hiệu quả. Ban hành các quy chế, quy định cho quản lý, khai thác, vận hành cho từng hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung để bảo đảm phối hợp khai thác, sử dụng hiệu quả, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin8.

- UBND thành phố đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, đề án về ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng CQĐT, TPTM, tiêu biểu như: Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-20209 và các kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 202510; Đề án xây dựng TPTM tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, thực hiện Chương trình số 37-CTr/TU,... trong đó xác định cụ thể mục tiêu, lộ trình, phân công trách nhiệm, nhiệm vụ giao các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.

- UBND thành phố đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng CQĐT, TPTM và Chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng11 để chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện về phát triển CQĐT, TPTM, xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; điều phối bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT, xác định ứng dụng CNTT là “công cụ lõi” để nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý tại đơn vị mình trong điều kiện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy; chỉ đạo đưa kết quả ứng dụng CNTT của cơ quan, địa phương thành một trong các tiêu chí để đánh giá thi đua - khen thưởng của người đứng đầu cũng như của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền Chính quyền điện tử qua truyền hình giai đoạn 2013-2018 tại thành phố Đà Nẵng tại Quyết định số 7303/QĐ-UBND ngày 21/10/2013. Hàng năm, đã triển khai tuyên truyền, đăng tải nhiều tin, bài viết, phóng sự trên Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng, Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, các Trang thông tin điện tử chuyên ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí và các phương tiện truyền thông khác; tập trung vào hướng dẫn các quy định, phổ biến hiệu quả, lợi ích, kết quả đạt được trong xây dựng CQĐT, TPTM; các ứng dụng, tiện ích thông minh mang đến cho người dân,...

- Hàng năm, UBND thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức và lực lượng đoàn thanh niên, đặc biệt là đoàn thanh niên của phường xã. Các địa phương đã chủ động triển khai nhiều hình thức tuyên truyền sáng tạo, đưa CNTT về đến các thôn, xóm, tổ dân phố thông qua các mô hình “Thôn điện tử’’ (tại xã Hòa Phước, Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang), “Khu dân cư điện tử’’ (tại các phường thuộc quận Hải Châu); bố trí lực lượng đoàn thành niên của phường, xã và trang bị đầy đủ thiết bị CNTT (máy tính, máy scan, máy in,...), hướng dẫn trực tiếp cho người dân tạo tài khoản công dân điện tử, nộp hồ sơ trực tuyến, theo dõi, tra cứu tình hình xử lý hồ sơ, sử dụng các ứng dụng thông minh;...

- Thành phố đã ban hành một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển CNTT như Nghị quyết số 270/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND thành phố quy định chính sách hỗ trợ phát triển CNTT trên địa bàn thành phố; quan tâm bố trí nguồn ngân sách thành phố chi cho CNTT; tổ chức xúc tiến, huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia xây dựng CQĐT, TPTM.

2. Đánh giá

a) Những mặt đạt được:

- Cam kết, quyết tâm của lãnh đạo thành phố, thể hiện qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, các Nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ Thành ủy; UBND thành phố có nhiều chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung đẩy mạnh công tác ứng dụng và phát triển CNTT. Các cơ chế, chính sách để ứng dụng, phát triển CNTT được ban hành đầy đủ, kịp thời và thường xuyên bổ sung, cập nhật; đối tượng điều chỉnh, tác động không chỉ cho cơ quan hành chính, mà cả cho cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tham gia, đồng hành, phối hợp chặt chẽ triển khai xây dựng CQĐT, TPTM.

- Thành phố đã ban hành Kiến trúc CQĐT, TPTM để làm cơ sở triển khai được thống nhất, đồng bộ, đảm bảo tính kế thừa, chi phí thấp, thời gian triển khai nhanh.

- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CNTT, xây dựng CQĐT, TPTM được quan tâm, chú trọng. Nhận thức của lãnh đạo các cấp và các cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của ngành CNTT được nâng cao, đặc biệt trong bối cảnh thời đại CMCN 4.0 và yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của thành phố.

b) Tồn tại, vướng mắc:

- Trong điều kiện tinh giản biên chế và yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng, nhưng một số thủ trưởng cơ quan chưa chủ động chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực, gương mẫu triển khai ứng dụng CNTT; mức độ quan tâm đối với các ứng dụng TPTM thường ở mức “Có cũng được (Nice to have) mà chưa phải là “Nhất thiết phải có” (Must have), thậm chí không chủ động đưa ra

- Tải về tài liệu PDF

- In tài liệu
Đang cập nhật

Viết đánh giá

     Nội dung không đầy đủ   Thông tin không chính xác   Khác 
Lưu ý: không hỗ trợ HTML!