BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN VÙNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 11/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 12/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 13/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 67/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 77/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 31/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Căn cứ Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ; Căn cứ Thông tư số 78/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1790/TTr-STNMT ngày 29 tháng 3 năm 2022 về việc dự thảo Quyết định Ban hành phân vùng tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân vùng tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kèm theo Bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Quyết định này có hiệu lực 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Quy định về phân vùng phát thải khí thải, xả nước thải theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành; Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
PHÂN VÙNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Quy định phân vùng tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Việc xác định cột áp dụng và hệ số Kq để tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm có trong nước thải khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được căn cứ theo Hướng dẫn tại các Phụ lục kèm theo Quy định này và được chuyển đổi thể hiện vị trí một cách tương ứng trên Bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến hoạt động xả nước thải ra nguồn tiếp nhận nước thải. Quy định này không áp dụng đối với các dự án không thu hút đầu tư, dự án hạn chế thu hút đầu tư vùng thượng nguồn thuộc bản đồ khoanh vùng bảo vệ hồ chứa nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Điều 3. Giải thích thuật ngữ và ký hiệu Trong Quy định này, các thuật ngữ và ký hiệu dưới đây được hiểu như sau: 1. Kq: Là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm hoặc ứng với mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ. 2. Ký hiệu Cột A, Cột B tương ứng với Cột A, Cột B của giá trị C (giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải) tại các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải. 3. Phương án xả thải: là bản trình bày, mô tả có nội dung chứa đựng thông tin (kèm tài liệu, bảng biểu, hình ảnh, bản vẽ) liên quan đến cơ sở xả thải; trong đó, phải có các thông tin chính gồm đặc điểm và tính chất của nước thải, công trình xử lý nước thải, quy mô xả thải, phương thức xả thải, chế độ xả thải, vị trí xả thải, kết cấu công trình xả thải. QUY ĐỊNH PHÂN VÙNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI 1. Hệ thống sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray, sông Băng Chua - Đu Đủ, các sông, suối, kênh rạch khác và các hồ chứa trên địa bàn tỉnh được phân vùng theo mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải tại khu vực tiếp nhận nước thải xác định; chi tiết theo các bảng Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6 kèm theo Quy định này. 2. Đối với các sông, suối, hồ chứa không thuộc phân vùng tiếp nhận nước thải được nêu tại khoản 1 Điều này thì áp dụng hệ số Kq=0,9 (ứng với các sông, suối, kênh rạch) và Kq = 0,6 (ứng với các hồ). 3. Toàn bộ vùng nước biển ven bờ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được phân vùng là vùng nước biển dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh và thể thao giải trí dưới nước. 4. Đối với các nguồn nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo danh sách bảng Phụ lục 7 kèm theo Quy định này, thì áp dụng Quy định bảo vệ nghiêm ngặt, yêu cầu tuyệt đối không được cho xả nước thải trực tiếp vào dưới bất kỳ hình thức, quy mô nào. 5. Các Quy định tại khoản 1, 3 Điều này không áp dụng đối với các đối tượng tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Quy định này. Nước thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở có trong danh mục dự án hạn chế thu hút đầu tư tại vùng thượng nguồn thuộc bản đồ khoanh vùng bảo vệ hồ chứa nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh phải được xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải (tương ứng) cột A và phải được dẫn đưa đến xả vào nguồn tiếp nhận nước thải tại vùng hạ nguồn các nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt hoặc phải được xử lý đạt yêu cầu để đáp ứng phục vụ nhu cầu tái sử dụng theo quy định. Điều 6. Quy định phân vùng tiếp nhận nước thải đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ven biển 1. Nước thải phát sinh từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và du lịch ven biển tại các khu vực có hạ tầng kỹ thuật thoát nước hoàn chỉnh, bảo đảm đấu nối vào được hệ thống thu gom, xử lý nước thải khu vực được quản lý theo Quy định tại điểm b khoản 2 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. 2. Nước thải phát sinh từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và du lịch ven biển tại các khu vực chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh phải được thu gom xử lý tại cơ sở đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải cột A trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Trường hợp thải trực tiếp ra biển, nước thải phải được thu gom xử lý tại cơ sở đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải cột A và phương án xả thải của cơ sở phải được sự đồng ý chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 7. Quy định phân vùng tiếp nhận nước thải đối với một số trường hợp cụ thể Nước thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở sau đây phải được xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải (tương ứng) cột A trước khi thải ra nguồn tiếp nhận nước thải, không phân biệt mục đích sử dụng của nguồn nước (trừ các trường hợp: cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở có hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh bồn bể định kỳ tách riêng với hệ thống xử lý nước thải, cơ sở xả nước làm mát không sử dụng clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật và cơ sở xả nước tháo khô mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường): 1. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp (bao gồm cả các dự án, cơ sở bên trong được miễn trừ đấu nối, xả trực tiếp nước thải ra môi trường), khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên. 2. Dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có lưu lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm trở lên. 3. Dự án, cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có lưu lượng nước thải 1.000 m3/ngày đêm trở lên. Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp 1. Các cơ sở đang hoạt động thuộc đối tượng Quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy định này phải hoàn thành việc thu gom, xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải (tương ứng) cột A trước ngày 01 tháng 01 năm 2024. 2. Các cơ sở đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) mà trong đó có yêu cầu phân vùng tiếp nhận nước thải ít nghiêm ngặt hơn các yêu cầu tại Quy định này thì phải thực hiện theo Quy định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2025. 3. Các cơ sở đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) mà trong đó có yêu cầu phân vùng tiếp nhận nước thải thải nghiêm ngặt hơn các yêu cầu tại Quy định này thì được khuyến khích giữ nguyên áp dụng. Trường hợp, có yêu cầu thay đổi để được thực hiện theo Quy định này, Chủ cơ sở phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) để được xem xét, chấp thuận trước khi triển khai áp dụng. 1. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Quy định này. 2. Trường hợp các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia viện dẫn tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng Quy định tương ứng tại văn bản quy phạm pháp luật mới. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung Quy định cho phù hợp./.
QUY ĐỊNH XẢ NƯỚC THẢI VÀO HỆ THỐNG SÔNG THỊ VẢI
|