SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN ĐỂ ĐỊNH GIÁ TRỊ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2019/QĐ-UBND NGÀY 19 THÁNG 9 NĂM 2019 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi là thủy sản để định giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ban hành kèm theo Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, như sau: Bảng 1: Đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây ăn trái:
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau: “2. Cây lấy gỗ: a) Cây lấy gỗ được phân loại A, B, C, D, E để bồi thường, hỗ trợ căn cứ đường kính tại vị trí 1,3 mét trên thân cây tính từ mặt đất (sau đây viết tắt là D1,3m), chỉ bồi thường hỗ trợ đối với cây còn nguyên giá trị khai thác đặc trưng. b) Cây lấy gỗ các loại được bồi thường, hỗ trợ theo số lượng cây trồng thực tế, không tính mật độ. c) Phân loại cây lấy gỗ cụ thể như sau: - Loại A: Cây có đường kính D1,3m từ 50 cm trở lên. - Loại B: Cây có đường kính D1,3m từ 30 cm đến < 50 cm. - Loại C: Cây có đường kính D1,3m từ 20 cm đến < 30 cm. - Loại D: Cây có đường kính D1,3m từ 10 cm đến < 20 cm. - Loại E: Cây có đường kính D1,3m từ 05 cm đến 10 cm. d) Đối với cây tràm rừng (tràm nước): được phân loại như sau: - Loại A: Cây có đường kính D1,3m từ 07 cm trở lên. - Loại B: Cây có đường kính D1,3m từ 04 cm đến < 07 cm. - Loại C: Cây có đường kính D1,3m từ 02 cm đến < 04 cm. - Loại D: Cây có đường kính D1,3m < 02 cm. - Loại E: Cây cao từ 1-1,3m, thời gian trồng hơn 6 tháng, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận. đ) Đối với cây Tràm Úc được phân loại như sau: - Loại A: Cây có đường kính D1,3m từ 10 cm trở lên. - Loại B: Cây có đường kính D1,3m từ 07 cm đến < 10 cm. - Loại C: Cây có đường kính D1,3m từ 03 cm đến < 07 cm. - Loại D: Cây có đường kính D1,3m từ 01 cm đến < 03 cm. - Loại E: Cây cao từ 1-1,3 m, thời gian trồng hơn 6 tháng, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận. e) Đối với nhóm cây Tre được phân loại bồi thường, hỗ trợ căn cứ theo chiều cao cây, cụ thể như sau: - Loại A: Cây có chiều cao từ 07 m trở lên. - Loại B: Cây có chiều cao từ 05 m đến < 07 m. - Loại C: Cây có chiều cao 03 m đến < 05 m. - Loại D: Cây có chiều cao 01 m đến < 03 m - Loại E: Cây có chiều cao < 01 m g) Đối với nhóm các cây: Trúc, nứa, lồ ô, lục bình, tầm vong được phân loại bồi thường, hỗ trợ căn cứ theo chiều cao cây, cụ thể như sau: - Loại A: Cây có chiều cao từ 05 m trở lên - Loại B: Cây có chiều cao từ 04 m đến < 05 m. - Loại C: Cây có chiều cao từ 03 m đến < 04 m. - Loại D: Cây có chiều cao từ 01 m đến < 03 m. - Loại E: Cây có chiều cao < 01 m. Bảng 2: Đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây lấy gỗ
|