CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm 2018; Căn cứ Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035”; Căn cứ Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Căn cứ Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TÀI NĂNG THỂ THAO VÀ NHÂN LỰC THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO ĐẾN NĂM 2035 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự phối hợp chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng sự quyết tâm, đoàn kết của cán bộ và nhân dân; UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách phát triển thể thao thành tích cao (sau đây viết tắt là TTTTC) trên địa bàn tỉnh; cùng với sự nỗ lực phấn đấu, cố gắng trong tập luyện và tham gia thi đấu của đội ngũ huấn luyện viên (sau đây viết tắt là HLV), vận động viên (sau đây viết tắt là VĐV); sự đoàn kết, trách nhiệm, hết lòng vì sự nghiệp phát triển thể thao của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành thể thao tỉnh, từ đó TTTTC của tỉnh đã đạt nhiều thành tích cao tại các giải khu vực, quốc gia và quốc tế. - TTTTC Lâm Đồng luôn duy trì và phát triển. Hàng năm, TDTT Lâm Đồng tham gia từ 50 - 55 giải thể thao khu vực, quốc gia và quốc tế (từ 10 - 15 môn với hơn 500 VĐV tham gia); số huy chương đạt được tại các giải khu vực, quốc gia và quốc tế luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tổng số huy chương đạt được tại các giải khu vực, quốc gia và quốc tế (giai đoạn 2016 - 2021) là: 1.199 huy chương (330 HCV, 336 HCB, 533 HCĐ); trong đó, 18 huy chương quốc tế: 08 HCV, 17 HCB, 06 HCĐ). Bình quân mỗi năm, tỉnh Lâm Đồng đăng cai tổ chức từ 5 - 7 hoạt động thể thao quốc gia, khu vực. - Hệ thống tuyển chọn, đào tạo lực lượng HLV, VĐV luôn được quan tâm, chú trọng ở tất cả các tuyến, đặc biệt là lực lượng VĐV trẻ, năng khiếu. Lâm Đồng đang tập trung đào tạo 14 bộ môn thể thao: Bóng bàn, Thể dục Thể hình, Cầu lông, Cờ vua, Khiêu vũ thể thao, Điền kinh, Võ cổ truyền, Judo, Taekwondo, Boxing, Kickboxing, Bóng đá, Cử tạ và Vật với 182 vận động viên (thuộc 03 nhóm: đội tuyển, trẻ, năng khiếu). Lực lượng VĐV ngày một tăng về số lượng lẫn chất lượng, thành tích từng bước được nâng cao trong khu vực và quốc gia. Nhiều vận động viên của tỉnh Lâm Đồng được gọi vào đội tuyển quốc gia tham gia các giải quốc tế ở các môn: Võ cổ truyền, cầu lông, Bóng bàn, Cờ vua, Kickboxing ... - Đội ngũ cán bộ ngành Thể dục Thể thao ngày càng trưởng thành, có ý chí vượt qua mọi khó khăn, năng động, sáng tạo; trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn (năng lực quản lý TDTT) ngày càng được nâng cao dân khẳng định vai trò trong việc phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ TTTTC: Trong những năm qua cơ sở vật chất phục vụ thể thao thành tích cao đã được đầu tư và từng bước hoàn thiện phục vụ công tác tập luyện, huấn luyện và thi đấu, gồm: 01 Khu liên hợp thể thao gồm 01 nhà thi đấu đa năng 800 chỗ, 01 sân bóng đá 11 người cỏ nhân tạo để phục vụ các hoạt động thể thao; Khu Trung tâm Văn hóa - Thể thao tỉnh đang được tiến hành xây dựng, đang hoàn thiện sân vận động, sân bóng đá 20.000 chỗ ngồi và các phòng, khu chức năng. - Kinh phí đầu tư cho thể thao nói chung và thể thao thành tích cao nói riêng ngày càng được quan tâm và phát huy hiệu quả. - Hệ thống các quy định về chế độ, chính sách đối với HLV, VĐV thể thao của tỉnh từng bước nâng lên, các nghị quyết và quyết định của tỉnh về chế độ, chính sách đối với HLV, VĐV đã được ban hành và đang áp dụng như: Quyết định số 34/2008/QĐ-UBND ngày 07/8/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc quy định khen thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt giải tại các cuộc thi đấu thể thao; Nghị quyết số 122/2019/NQ-HĐND ngày 03/6/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi và việc sử dụng kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với HLV, VĐV thể thao có thành tích cao thuộc tỉnh Lâm Đồng quản lý; Nghị quyết số 55/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù cho các huấn luyện viên, vận động viên thể thao khác đang tập trung tập huấn, thi đấu của tỉnh Lâm Đồng; Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 04/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thưởng đối với vận động viên, các đội thi đấu thể thao đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao của tỉnh. Bên cạnh thành tích đạt được nêu trên, hoạt động thể thao thành tích cao còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, cụ thể: - Đội ngũ huấn luyện viên TTTTC chưa đồng đều, số HLV giỏi chưa nhiều. Số lượng huy chương tăng lên qua từng năm nhưng chủ yếu ở các giải trẻ và cúp các câu lạc bộ. Chất lượng VĐV TTTTC ở các giải vô địch quốc gia chưa cao. Số VĐV, HLV tham gia đội tuyển trẻ và tuyển quốc gia còn hạn chế. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, chăm sóc VĐV chưa đảm bảo. Đơn vị huấn luyện thể thao thành tích cao đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu trang thiết bị hiện đại cho VĐV luyện tập, tổ chức thi đấu. Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ tập luyện thể lực bổ trợ VĐV vừa thiếu vừa lạc hậu, chưa có hệ thống phòng tập thể lực, khu hồi phục chức năng...; sân bãi, dụng cụ tập luyện đại đa phần đã xuống cấp, nhiều môn thể thao các VĐV phải tập trên mô hình, tập “chay” vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới thành tích tập luyện. - Công tác tuyển chọn, huấn luyện, ứng dụng khoa học công nghệ và giáo dục, công tác kiểm tra giám sát VĐV còn khiếm khuyết, lạc hậu. Việc tuyển chọn VĐV phần lớn dựa vào kinh nghiệm của HLV, chưa áp dụng các phương tiện máy móc hiện đại hoặc công nghệ tuyển chọn tiên tiến nên hiệu quả tuyển chọn chưa cao... - Hệ thống đào tạo VĐV trẻ chưa có khâu đột phá, chưa có chính sách thu hút nhân tài thể thao. Sau khi tuyển chọn được VĐV có tiềm năng các tố chất chuyên môn các môn thể thao đưa vào để đào tạo, huấn luyện lại chưa có chính sách đặc thù phù hợp nên nhiều em không tiếp tục tập luyện, con em những gia đình có năng khiếu không hứng thú với việc tập luyện và theo ngành thể thao. - Vận động viên ít được thi đấu trong nước và ở nước ngoài, nên kinh nghiệm thi đấu ít, không được tích lũy, không dày dạn nên khi gặp đối thủ VĐV thường bị choáng ngợp, ảnh hưởng tới tâm lý nên thành tích thấp. - Hoạt động của một số Liên đoàn, Hội thể thao của tỉnh còn bị động, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước. - HLV ít được học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ một cách bài bản, chuyên nghiệp nên không thường xuyên cập nhật được kiến thức mới hiện đại về khoa học huấn luyện. Huấn luyện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình là VĐV, vì vậy thành tích của VĐV được huấn luyện thấp, không hiệu quả. - Chế độ, chính sách cho VĐV, HLV chưa đáp ứng tình hình thực tế. 3.1. Nguyên nhân khách quan - Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và cộng đồng xã hội cho phát triển thể thao thành tích cao còn thấp; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị thể thao còn thiếu thốn, lạc hậu; chưa chú trọng đầu tư cho khoa học, công nghệ và y học thể thao. Tỷ trọng đầu tư của Nhà nước và xã hội trong những năm qua tuy có xu hướng tăng, song mức độ đầu tư hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển thể thao trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt về thành tích thi đấu giữa các quốc gia trong khu vực, châu lục và thế giới. - Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm đầu tư ngân sách về xây dựng cơ sở vật chất, làm tăng các công trình TDTT, thay đổi cơ bản cơ sở hạ tầng TDTT, nhưng đầu tư ngân sách cho phát triển sự nghiệp thể dục thể thao chung (trong đó có thể thao thành tích cao), chế độ dinh dưỡng, tiền công VĐV còn khó khăn so với yêu cầu và tiềm năng phát triển TDTT Lâm Đồng và các tỉnh thành trong cả nước. - Nhận thức của người dân về TTTTC chưa cao, ham thích tập luyện thể thao, nhưng chỉ xem thể thao là để giải trí, nâng cao sức khỏe chứ không quan niệm thể thao là định hướng nghề nghiệp. Vì vậy, tính chuyên nghiệp trong TTTTC không được xem là hướng đi, là con đường phát triển bền vững đối với nhận thức của người dân. Đây là một khó khăn của ngành Thể dục Thể thao Lâm Đồng trong việc vận động thanh, thiếu niên có năng khiếu đến với thể thao để đào tạo chuyên sâu trở thành vận động viên chuyên nghiệp phục vụ cho tỉnh, quốc gia. 3.2. Nguyên nhân chủ quan - Công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý thể dục, thể thao các cấp đối với hoạt động thể thao thành tích cao chưa thường xuyên và thiếu sâu sát; còn thiếu các kế hoạch trung hạn và dài hạn, các chương trình, dự án phát triển TTTTC, thể thao chuyên nghiệp. - Nhận thức của một bộ phận cán bộ về vai trò của công tác phát triển thể dục, thể thao quần chúng ở xã, phường, thị trấn chưa đúng và đủ. Việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao còn mang tính hình thức, thiếu gắn bó với thực tiễn đời sống và phong tục, tập quán của đồng bào địa phương. - Chưa có chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và quản lý trong công tác phát triển TTTTC, thể thao chuyên nghiệp; công tác chuyển giao một số hoạt động tác nghiệp trong hoạt động TTTTC cho các tổ chức xã hội còn chậm. - Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp đối với HLV, VĐV, trọng tài... chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, trọng tài đẳng cấp quốc gia... chưa đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ phát triển ngành. - Cơ sở vật chất phục vụ việc ăn, ở của VĐV xuống cấp, chất lượng thấp, chế độ đãi ngộ và giải quyết nghề nghiệp cho VĐV khi hết tuổi chưa phù hợp, dẫn đến bản thân VĐV, gia đình và dư luận xã hội chưa yên tâm và chưa xem TDTT là một nghề nghiệp. - Chưa huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh nhà. II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. Căn cứ pháp lý - Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; - Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm 2018; - Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019; - Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035”; - Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; - Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; - Nghị định số 152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu; - Thông tư số 86/2020/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tài chính về quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao, vận động viên thể thao thành tích cao. - Nghị quyết số 55/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù cho các huấn luyện viên, vận động viên thể thao khác đang tập trung tập huấn, thi đấu của tỉnh Lâm Đồng. - Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 04/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thưởng đối với vận động viên, các đội thi đấu thể thao đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao của tỉnh. 2. Sự cần thiết phải xây dựng đề án 2.1. Xu hướng, định hướng phát triển thể thao của quốc gia, của tỉnh Thành tích của Thể thao Việt Nam tại các Đại hội thể thao khu vực từng bước khẳng định vị trí 1 trong 3 quốc gia có nền thể thao mạnh ở Đông Nam Á và đứng trong tốp các quốc gia có nền thể thao phát triển mạnh ở châu Á. Ngoài những môn thế mạnh, nhiều lần giành thứ hạng cao tại các giải vô địch thế giới như Wushu, Pencak Silat, Taekwondo, Cầu mây, Cờ vua,... các môn đạt vị trí cao tại khu vực và châu lục như: Karate, Cờ tướng, Thể dục Thể hình, Xe đạp thì nay đã xuất hiện thêm một số môn như: Cử tạ, Vật, Điền Kinh, Thể dục dụng cụ, Billiards-Snooker, Thể thao điện tử cũng đang từng bước khẳng định vị trí trên đấu trường thể thao tầm cỡ thế giới. Những thành tích đó của Thể thao Việt Nam đã được minh chứng cụ thể bằng số lượng huy chương mà các VĐV Việt Nam đã giành được tại các đấu trường thể thao lớn như: Olympic, Asiad, SeaGames. Trong phát triển thể thao đỉnh cao, các quốc gia có xu hướng điều chỉnh thu hẹp số môn thể thao chủ đạo, số lượng vận động viên thể thao có tiềm năng giành huy chương để đầu tư có trọng điểm nhằm mục tiêu giành huy chương vàng Olympic và ưu tiên môn thể thao nhiều lần giành huy chương vàng Olympic. Có sự thay đổi quan niệm trong huấn luyện thể thao truyền thống như tối ưu hóa phương thức huấn luyện, nâng cao trình độ thi đấu của vận động viên trong thời gian ngắn. Xu thế phổ biến hiện nay trên thế giới là các quốc gia đều đặc biệt quan tâm tới cải thiện thứ hạng, thành tích thể thao tại các kỳ đại hội, sự kiện thể thao quan trọng, từ đó có sự đầu tư mạnh về đào tạo vận động viên, ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao nhằm nâng cao thành tích thi đấu của các đội tuyển thể thao. Cùng với sự phát triển của thể thao Việt Nam, TTTTC của tỉnh nhà cũng đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, từng bước khẳng định vị thế trên toàn quốc; số huy chương đạt được tại các giải khu vực, quốc gia và quốc tế luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, đặc biệt là việc đạt được huy chương tại đấu trường quốc tế, đóng góp vận động viên cho các đội tuyển thể thao quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao trong thời kỳ hội nhập. Nhằm duy trì và phát triển bền vững thể thao thành tích cao, cần phải quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên một cách hệ thống. Xây dựng cơ chế chính sách để thu hút nhân tài, không những các vận động viên đã đạt đỉnh cao mà cả đối với những vận động viên năng khiếu có tiềm năng phát triển. Đảm bảo tốt quan hệ giữa phát triển thể thao thành tích cao với thể thao quần chúng và thể thao trường học. Thể thao thành tích cao vừa là động lực, vừa là hạt nhân góp phần phát triển thể thao quần chúng và thể thao trường học. Thể thao quần chúng và thể thao trường học là cơ sở để phát triển thể thao thành tích cao. 2.2. Sự cần thiết xây dựng Đề án Tuy nhiên, để phát triển TTTTC một cách toàn diện, đáp ứng được các yêu cầu trong giai đoạn mới, khắc phục được các tồn tại, hạn chế như đã nêu trên thì việc xây dựng Đề án Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là yêu cầu tất yếu để thể thao phát triển đúng hướng, mạnh mẽ và đột phá hơn, đồng thời tạo ra bước đi hợp lý, khai thác mọi nguồn lực của xã hội, tiềm năng đóng góp vào sự nghiệp thể dục, thể thao của tỉnh, thúc đẩy phát triển thể thao quần chúng để xây dựng, phát triển thể chất con người Lâm Đồng toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh, phát triển thể thao thành tích cao xứng tầm trong tình hình mới. Xây dựng Đề án Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm đảm bảo môi trường thuận lợi để thu hút, khuyến khích các tài năng thể thao, tạo thuận lợi để các huấn luyện viên, vận động viên phát huy hết khả năng trong tập luyện và thi đấu đạt được những thành tích vượt bậc, khẳng định vị thế của thể thao Lâm Đồng đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao trong thời kỳ hội nhập. 1. Vận động viên (VĐV): Là những trẻ em có năng khiếu thể thao đặc biệt; học sinh, VĐV đang theo học tại các trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; VĐV đang tập luyện, thi đấu tại các Trung tâm Văn hóa, thông tin và Thể thao các huyện, thành phố; các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao cấp tỉnh; VĐV là người Lâm Đồng đang sinh sống, học tập, công tác ở ngoài tỉnh và VĐV các địa phương khác. 2. Huấn luyện viên (HLV): Là các vận động viên đỉnh cao hết khả năng thi đấu; các vận động viên xuất sắc, đam mê nghề nghiệp, có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn trong tập luyện, thi đấu, có phẩm chất nhân cách, đạo đức tốt, có khả năng trong học tập, rèn luyện, đào tạo trở thành HLV cấp cao. 3. HLV, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý thể thao thành tích cao (TTTTC): Là sinh viên của các trường đại học thể dục, thể thao trong nước đạt kết quả học tập, rèn luyện tốt; các vận động viên xuất sắc, có nguyện vọng đi học để trở thành huấn luyện viên, kỹ thuật viên; công chức, viên chức, nhân viên các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thể thao trong tỉnh được cử đi học nâng cao trình độ về TTTTC 1. Chăm lo phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển các tài năng thể thao của tỉnh là trách nhiệm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội, trong đó ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch là nòng cốt; đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy tính độc lập, khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo của các tài năng thể thao. 2. Xác định đúng đối tượng cần được tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện gắn với các môn thể thao trọng điểm, các nội dung trọng điểm nhằm tạo bước đột phá trong đào tạo tài năng TTTTC. 3. Việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý TTTTC phải trên cơ sở khoa học, đáp ứng nhu cầu cấp thiết; áp dụng các mô hình tiên tiến trong nước và thế giới phù hợp với thực tiễn những môn thể thao thế mạnh của Lâm Đồng, bảo đảm hiệu quả, chất lượng đào tạo các VĐV tài năng đạt thành tích thi đấu cao ở trong và ngoài nước, trình độ huấn luyện chuyên môn cao ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. 4. Hệ thống tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng, nhân lực TTTTC cần được đổi mới, hoàn thiện, thống nhất quản lý theo hướng tiên tiến, chuyên nghiệp, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất của VĐV và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. 1. Mục tiêu chung 1.1. Phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng VĐV tài năng, có năng khiếu đặc biệt ở một số môn TTTTC, thế mạnh của Lâm Đồng đạt trình độ và dành được thứ hạng cao tại các kỳ thi đấu quốc gia, khu vực, châu lục và thế giới; các HLV tài năng, có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, có khả năng đặc biệt trong việc hoạch định chiến lược huấn luyện VĐV thi đấu đạt thành tích huy chương tại các đấu trường trong nước và quốc tế. 1.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HLV, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý TTTTC có trình độ chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu của quy trình tuyển chọn, đào tạo VĐV, HLV tài năng để phấn đấu đưa tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 trở thành tỉnh có phong trào TTTTC phát triển mạnh. 1.3. Thông qua công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV, thúc đẩy phong trào thể thao quần chúng phát triển sâu rộng ở các địa phương, góp phần quan trọng phát triển toàn diện sự nghiệp thể dục, thể thao của tỉnh. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Đào tạo, huấn luyện tài năng thể thao thành tích cao: Phấn đấu đến năm 2035, tuyển chọn và đào tạo, huấn luyện VĐV tài năng; đào tạo, bồi dưỡng HLV tài năng, kỹ thuật viên... của các môn thể thao được xác định theo Đề án, cụ thể như sau: - Tuyển chọn và đào tạo, huấn luyện khoảng 350 VĐV thuộc các đội tuyển tỉnh; trong đó: 120 VĐV đội tuyển tỉnh, 80 VĐV đạt thành tích tại các giải Vô địch quốc gia và quốc tế, cụ thể:
|