HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN KHÓA X, KỲ HỌP THỨ TÁM (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ) Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Thực hiện Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Xét Tờ trình số 49/TTr-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và hằng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo thẩm tra số 37/BC-HĐND ngày 21 tháng 4 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật. 2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ tám (kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 27 tháng 4 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 07 tháng 5 năm 2022./.
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ HẰNG NĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Quy định này quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 -2025 và hằng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (sau đây gọi tắt là Chương trình); là căn cứ để lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình cho các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. 1. Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội cấp tỉnh; các huyện, thành phố; các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh và các đơn vị có quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước của Chương trình trong giai đoạn 2021-2025. Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn 1. Tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước; Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 ngày 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và các văn bản pháp luật có liên quan. 2. Bám sát các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của Chương trình giai đoạn 2021- 2025 nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; bảo đảm không vượt quá tổng mức đầu tư, vốn sự nghiệp và không thay đổi cơ cấu nguồn vốn của Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao kế hoạch. 3. Ưu tiên bố trí vốn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng phù hợp với các mục tiêu phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025, các nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt giai đoạn trước nhưng chưa đủ nguồn lực thực hiện đã được tích hợp tại nội dung Chương trình; tập trung đầu tư, hỗ trợ các xã, thôn, bản khó khăn nhất, giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; ưu tiên cho các địa bàn còn thiếu hụt cơ sở hạ tầng thiết yếu, các xã, huyện được Trung ương lựa chọn làm điểm; phân bổ vốn đầu tư Chương trình tập trung, không phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 4. Ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình giao thông cho các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã được giải nhựa hoặc bê tông; đầu tư công trình giao thông kết nối (hệ thống cầu, đường giao thông) cho các xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn. 5. Đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách của Chương trình; tăng cường phân cấp cho cơ sở để tạo sự chủ động, linh hoạt cho các cấp, các ngành trong triển khai, thực hiện Chương trình trên cơ sở nội dung, định hướng, lĩnh vực cần ưu tiên, phù hợp với đặc thù, điều kiện, tiềm năng lợi thế từng địa phương, từng vùng theo quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, dễ thực hiện. 6. Nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ hằng năm cho các địa phương thực hiện chương trình theo kết quả giải ngân của năm trước năm kế hoạch; ưu tiên phân bổ kế hoạch vốn hằng năm cho các địa phương, các dự án, tiểu dự án, nội dung của chương trình đảm bảo tiến độ giải ngân. 7. Phân bổ vốn của Chương trình bảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, dễ áp dụng, dễ thực hiện góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Điều 4. Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm 1. Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình phân bổ cho các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố theo quy định Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn về nội dung này. 2. Việc lập, xây dựng kế hoạch, dự toán thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hằng năm của các sở, ban, ngành và các cấp tại địa phương được thực hiện cùng với thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách hằng năm. Trình tự lập, xây dựng kế hoạch, dự toán và phân bổ ngân sách được thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành. 3. Nguồn vốn phân bổ hằng năm của Chương trình phải phù hợp với kế hoạch trung hạn được phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách hằng năm; ưu tiên bố trí vốn để hoàn thành các chương trình, dự án chuyển tiếp từ kế hoạch năm trước chuyển sang năm sau; ưu tiên các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố giải ngân nhanh để sớm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình. Điều 5. Tiêu chí, định mức và phương pháp tính toán, xác định nguồn vốn ngân sách nhà nước Tiêu chí, định mức và phương pháp tính toán, xác định nguồn vốn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) phân bổ cho các sở, ban, ngành và các địa phương được quy định chi tiết tại Chương II của Nghị quyết này. Tổng số vốn phân bổ cho các huyện, thành phố thứ k (Tk) được tổng hợp từ vốn phân bổ các dự án thành phần thứ i (Vk,i) của địa phương đó: Trong đó:
Phương pháp tính toán, xác định vốn phân bổ của huyện, thành phố (k) theo tiêu chí của từng dự án, tiểu dự án thành phần (i): Vk,i = Qi x Xk,i Trong đó: - Vk,i: Vốn phân bổ của dự án, tiểu dự án thứ i cho huyện, thành phố thứ k. - Xk,i: Số điểm dự án, tiểu dự án thứ i cho huyện, thành phố thứ k. - Qi: Vốn định mức cho 01 điểm phân bổ của dự án, tiểu dự án thứ i. - Gi: Vốn ngân sách nhà nước để phân bổ cho dự án, tiểu dự án thứ i. 1. Quy định tỷ lệ vốn đối ứng: Hằng năm, ngân sách địa phương (nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh) bố trí đối ứng tối thiểu bằng 05% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình, về cơ cấu nguồn vốn đối ứng, cơ chế tài chính đối với từng dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành Trung ương. 2. Nguyên tắc phân bổ vốn: Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách địa phương đối ứng thực hiện Chương trình thực hiện theo những quy định tại Chương II của Quy định này; trong đó ưu tiên thực hiện đối ứng các dự án, tiểu dự án theo tỷ lệ quy định của các Bộ, ngành Trung ương. 1. Phân bổ vốn đầu tư: a) Áp dụng phương pháp tính điểm theo các tiêu chí cho các địa phương đối với nội dung 1, nội dung 2 và nội dung 3 như sau:
Số lượng (a, b, c) căn cứ số liệu rà soát nhu cầu thực tế tại các huyện, thành phố và số liệu Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp. b) Nội dung 4, Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Phân bổ vốn theo danh mục đầu tư xây dựng công trình cụ thể, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ chi tiết. 2. Phân bổ vốn sự nghiệp a) Phân bổ vốn cho cấp tỉnh: Không b) Phân bổ vốn cho các địa phương: Áp dụng phương pháp tính điểm theo các tiêu chí như sau:
Số lượng (a, b) căn cứ số liệu rà soát nhu cầu thực tế tại các huyện, thành phố và số liệu Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp. 1. Phân bổ vốn đầu tư Phân bổ vốn theo danh mục công trình cụ thể, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao Ủy ban nhân dân tỉnh phân bố chi tiết. 2. Phân bổ vốn sự nghiệp Phân bổ vốn theo danh mục công trình cụ thể, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ chi tiết. 1. Tiểu Dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân a) Phân bổ vốn đầu tư: Không b) Phân bổ vốn sự nghiệp: Áp dụng phương pháp tính điểm theo các tiêu chí cho các địa phương như sau:
Số lượng (a, b, c, d, đ, e) căn cứ nhu cầu thực tế tại các huyện, thành phố và số liệu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp. 2. Tiểu Dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. a) Phân bổ vốn đầu tư: Phân bổ vốn theo danh mục đầu tư xây dựng công trình cụ thể, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ chi tiết. b) Phân bổ vốn sự nghiệp: - Phân bổ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tối đa 19% tổng số vốn của tiểu dự án để hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. - Phân bổ cho các địa phương thực hiện phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư: Thực hiện phân bổ vốn theo dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiểu Dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 1. Phân bổ vốn đầu tư: a) Nhóm tiêu chí cơ bản: Xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
|