ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17/6/2020; Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014; Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước; Căn cứ Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Thông tư số 77/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính; đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1402/TTr-STC ngày 29/4/2022, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình làm đại diện chủ sở hữu. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2022. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh Thanh tra tỉnh; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước; Người đại diện phẩn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC DO UBND TỈNH QUẢNG BÌNH LÀM ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU Quy chế này quy định việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình quản lý; giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình làm đại diện chủ sở hữu. 1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (gọi tắt là UBND tỉnh Quảng Bình); 2. Sở Tài chính; 3. Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gọi chung là doanh nghiệp nhà nước) và doanh nghiệp có vốn nhà nước do UBND tỉnh Quảng Bình làm đại diện chủ sở hữu; 4. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của UBND tỉnh Quảng Bình; 5. Các cơ quan quản lý nhà nước được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tại Quy chế này và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; 6. Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Quảng Bình thực hiện giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật về xổ số, tài chính. Trường hợp quy định của pháp luật về xổ số, tài chính khác quy định tại Quy chế này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xổ số, tài chính đó. 1. Chủ tịch, Giám đốc công ty TNHH một thành viên: a) Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu thành lập doanh nghiệp, trước người bổ nhiệm và trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp. b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và hợp lệ của số liệu báo cáo tài chính và các báo cáo khác của doanh nghiệp. 2. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp a) Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của luật pháp, điều lệ doanh nghiệp. b) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước phải có trách nhiệm hướng doanh nghiệp đó đi đúng mục tiêu, định hướng của Nhà nước. Điều 4. Mục đích giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động 1. Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh. 2. Giúp UBND tỉnh kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh. 3. Thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước. 4. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Điều 5. Tổ chức giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động 1. Chủ thể giám sát a) UBND tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước thông qua người đại diện. b) UBND tỉnh giao Sở Tài chính làm đầu mối, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện công tác giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp do UBND tỉnh quyết định thành lập. Đối với doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà nước thực hiện chức năng giám sát thông qua Người đại diện. 2. Sở Tài chính có trách nhiệm: a) Căn cứ kế hoạch tài chính hàng năm của doanh nghiệp, Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu kế hoạch tài chính và chỉ tiêu đánh giá để làm căn cứ giám sát, đánh giá và xếp loại doanh nghiệp. b) Tham mưu UBND tỉnh lập kế hoạch giám sát tài chính (bao gồm kế hoạch thanh tra, kiểm tra về tài chính) đối với các doanh nghiệp. c) Tổ chức thực hiện và tổng hợp kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước báo cáo UBND tỉnh theo quy định. d) Khi phát hiện tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, phải cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp. Sở Tài chính chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh để chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém; đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm về quản lý tài chính của doanh nghiệp. đ) Tổng hợp việc tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các kiến nghị của cơ quan tài chính, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về việc xử lý các sai phạm và biện pháp tăng cường giám sát tài chính doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước. e) Báo cáo đề xuất xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp trong các trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và không chấp hành các khuyến nghị, chỉ đạo trong báo cáo giám sát của UBND tỉnh, các cơ quan thực hiện giám sát tài chính. Mục 1. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Điều 6. Nội dung giám sát của chủ sở hữu UBND tỉnh thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Điều 5 Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều 7. Phương thức giám sát của chủ sở hữu 1. Giám sát tài chính thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý. Hằng năm chủ sở hữu thực hiện giám sát tại doanh nghiệp ít nhất là một (01) lần/năm. 2. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra. Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp 1. Tổ chức giám sát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp a) Doanh nghiệp phải tổ chức tự giám sát. Chủ thể tự giám sát trong nội bộ doanh nghiệp là Kiểm soát viên và kiểm soát nội bộ (nếu có). b) Mục đích giám sát Doanh nghiệp tự giám sát diễn biến về hoạt động của doanh nghiệp để phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc và ngăn chặn, khắc phục những nguy cơ mất an toàn về tài chính; rủi ro trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, trong sản xuất, kinh doanh; đưa ra các quyết định về quản lý điều hành, các biện pháp xử lý, hoặc kiến nghị với chủ sở hữu, với cơ quan chức năng của Nhà nước quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp. c) Phương thức thực hiện: Thực hiện giám sát theo các hình thức giám sát trước, trong và sau hoạt động của doanh nghiệp. Giám sát nội bộ doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều lệ doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 2. Trách nhiệm của doanh nghiệp a) Xây dựng và ban hành các quy trình quản lý phục vụ giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: lập báo cáo tài chính hợp nhất, quy trình quản lý rủi ro tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh; b) Doanh nghiệp phải lập báo cáo kết quả công tác giám sát tài chính nội bộ định kỳ hằng năm theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có); c) Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ nói riêng và doanh nghiệp nói chung, đảm bảo thu thập được thông tin về các chỉ tiêu giám sát tài chính doanh nghiệp; d) Lập và gửi các báo cáo phục vụ công tác giám sát tài chính theo quy định của cơ quan tài chính và của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Quy chế này; đ) Được quyền thuê tổ chức dịch vụ tư vấn tài chính để xây dựng chỉ tiêu giám sát tài chính đặc thù (nếu có), báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt làm cơ sở để tổ chức thực hiện; e) Có trách nhiệm thuê công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu để soát xét lại số liệu tài chính của doanh nghiệp f) Khi doanh nghiệp có các dấu hiệu mất an toàn về tài chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP , doanh nghiệp phải chủ động và báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh và Sở Tài chính. g) Xây dựng và thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, khắc phục các nguy cơ mất an toàn tài chính doanh nghiệp, rủi ro trong quản lý tài chính doanh nghiệp khi có cảnh báo của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính; h) Thực hiện đầy đủ kịp thời các chỉ đạo, khuyến nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính trong các báo cáo giám sát. Trường hợp không thống nhất, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo, khuyến nghị, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính. Khi cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính đưa ra ý kiến cuối cùng thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện các ý kiến đó. Điều 9. Chế độ thông tin, báo cáo 1. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá tình hình tài chính theo nội dung quy định và mẫu biểu nêu tại khoản 2, Điều 5 Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính và gửi về Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo (đối với báo cáo năm) 2. Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của doanh nghiệp nhà nước lập theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư sổ 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; khoản 1 Điều 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư số 77/2021/TT-BTC và theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Sở Tài chính kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước, tổng hợp kết quả giám sát tài chính và báo cáo trình UBND tỉnh thông báo kết quả giám sát theo quy định và gửi về Bộ Tài chính trước ngày trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo (với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 31 tháng 5 năm tiếp theo (với báo cáo năm). Mục 2. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Điều 10. Nội dung giám sát của chủ sở hữu UBND tỉnh thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ; các Điều 8, 9 Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Điều 1 Thông tư số 77/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: Việc giám sát tài chính thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu do Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý tài chính doanh nghiệp, UBND tỉnh chỉ đạo Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Ban Kiểm soát doanh nghiệp thực hiện kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp. 2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ: Việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Điều 12. Chế độ thông tin, báo cáo 1. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 200/2015/TT- BTC gửi Sở Tài chính và UBND tỉnh; thời hạn gửi báo cáo là trước ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo (đối với báo cáo năm). 2. Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của người đại diện lập theo quy định tại khoản 2, Điều 8 và khoản 2, Điều 9 Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Sở Tài chính kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước và tổng hợp kết quả giám sát tài chính báo cáo trình UBND tỉnh thông báo kết quả giám sát theo quy định và gửi về Bộ Tài chính trước ngày trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo (với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 31 tháng 5 năm tiếp theo (với báo cáo năm). Mục 3. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐẶC BIỆT Điều 13. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp nhà nước Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có một trong những dấu hiệu mất an toàn tài chính được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP , Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh giao cho các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc UBND tỉnh xem xét, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp để quyết định đưa doanh nghiệp nhà nước vào diện giám sát tài chính đặc biệt hay tiếp tục thực hiện giám sát tài chính theo quy định. Điều 14. Quyết định giám sát tài chính đặc biệt 1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc UBND tỉnh thống nhất, tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định giám sát tài chính đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước. 2. Quyết định giám sát chính đặc biệt bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 25 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP. Điều 15. Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt 1. Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt lập phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính, gửi UBND tỉnh và Sở Tài chính trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có Quyết định giám sát tài chính đặc biệt. 2. Sở Tài chính có trách nhiệm: a) Phối hợp với doanh nghiệp tiến hành phân tích, đánh giá các nguyên nhân chính dẫn tới khả năng mất an toàn tài chính của doanh nghiệp; b) Yêu cầu doanh nghiệp xây dựng phương án khắc phục các khó khăn tài chính gửi Sở Tài chính xem xét đánh giá, báo cáo UBND tỉnh. Phương án khắc phục tài chính phải quy định rõ đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm triển khai; kết quả cụ thể khi hoàn thành phương án; thời hạn bắt đầu và dự kiến hoàn thành; các điều kiện cần và đủ để triển khai phương án và nhu cầu hỗ trợ trong phạm vi quy định của pháp luật (nếu có); Trường hợp cần thiết, khi nhận được phương án khắc phục tài chính của doanh nghiệp, Sở Tài chính báo cáo đề xuất UBND tỉnh thuê tư vấn giúp nghiên cứu và đánh giá phương án khắc phục. Chi phí thuê tư vấn được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp. c) Đề xuất UBND tỉnh xem xét phê duyệt phương án khắc phục tài chính của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án của doanh nghiệp kèm báo cáo nhận xét đánh giá của Sở Tài chính; Giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án khắc phục tài chính, phương án cơ cấu lại doanh nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt; d) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành chuyên môn tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo đối với hoạt động của doanh nghiệp; đ) Tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện các yêu cầu của UBND tỉnh mà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp không được cải thiện; e) Đánh giá và đề xuất UBND tỉnh quyết định đưa doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt ra khỏi danh sách giám sát tài chính đặc biệt khi doanh nghiệp đã phục hồi, không còn các dấu hiệu mất an toàn tài chính và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát theo quy định tại Quy chế này. UBND tỉnh ban hành quyết định kết thúc giám sát tài chính đặc biệt; g) Trong trường hợp cần thiết, có thể báo cáo UBND tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhằm đánh giá tính trung thực, chính xác về các chỉ tiêu trong các báo cáo của doanh nghiệp; công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Ban điều hành doanh nghiệp; công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp; Việc thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Kết thúc thanh tra, kiểm tra phải có báo cáo, kết luận về những nội dung thanh tra, kiểm tra và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. h) Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà chưa phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, phương án khắc phục thì Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Lao động thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án cơ cấu lại doanh nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt. 1. Chủ tịch công ty và Giám đốc doanh nghiệp nhà nước thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt có trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 27 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP , định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính theo biểu mẫu tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Điều 17. Tổ chức thực hiện việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp nhà nước 1. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phải căn cứ vào báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp đã được kiểm toán, các báo cáo khác của doanh nghiệp nhà nước và Báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước do Sở Tài chính lập. Đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng cơ quan kiểm toán độc lập có ý kiến ngoại trừ một số vấn đề làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm giải trình cụ thể bằng văn bản với Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định giữ nguyên hay điều chỉnh |
||||||
Đang cập nhật |