ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 841/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025";

Căn cứ Nghị quyết 01-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII;

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông báo số 55/TB-UBND ngày 24/3/2022 về kết quả phiên họp UBND tỉnh tháng 3/2022;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 43/TTr-SGDĐT ngày 01/4/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Có Đán kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Duy Thành

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

 

MỤC LỤC

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Phần thứ hai: THỰC TRẠNG QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH VÀ ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020

I. QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH

1. Giáo dục phổ thông

2. Giáo dục thường xuyên

II. ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

1. Số lượng cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên

2. Về trình độ đào tạo, năng lực, phẩm chất

3. Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ

4. Công tác đánh giá, phân loại sàng lọc đội ngũ

5. Công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm

III. VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

1. Chính sách lương, phụ cấp ưu đãi và chế độ đãi ngộ

2. Chính sách thu hút đặc thù

3. Chính sách khen thưởng, kỷ luật

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

2. Khó khăn, tồn tại, hạn chế

3. Nguyên nhân của những hạn chế

V. DỰ KIẾN VỀ QUY MÔ MẠNG LƯỚI VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025, DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2030

1. Dự kiến về quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh

2. Dự kiến về đội ngũ Quản lí giáo dục và đội ngũ giáo viên phổ thông

VI. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Ở ĐỊA PHƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Đổi mới tư tưởng về quản lí giáo dục

2. Năng lực đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới

3. Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ

4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra

5. Đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Phần thứ ba: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về yêu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục

2. Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng công chức làm việc trong các cơ quan quản lí giáo dục

3. Đảm bảo đủ số lượng CBQL, GV, NV trong các cơ sở giáo dục

4. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục

5. Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các cấp học, bậc học

6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

7. Quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đội ngũ CBQL, GV; thực hiện tốt chế độ, chính sách nhà giáo

8. Chú trọng công tác đánh giá, phân loại; công tác thi đua khen thưởng

9. Tăng cường chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc

Phần thứ tư: TÍNH KHẢ THI VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

I. TÍNH KHẢ THI

1. Phù hợp với chủ trương, đường lối

2. Phù hợp với xu thế chung và quy luật tất yếu của sự phát triển

3. Khả năng thực hiện

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Về chính trị

2. Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục

Phần thứ năm: NGUỒN KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện

2. Tổng kinh phí

3. Chi tiết

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

2. Sở Nội vụ

3. Sở Tài chính

4. Sở Thông tin, truyền thông

5. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

6. UBND cấp huyện

7. Các cơ sở giáo dục khác

HỆ THỐNG CÁC PHỤ LỤC

 

PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế thì việc nâng cao, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo là vấn đề cấp thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII khẳng định “Quản lí giáo dục là khâu đột phá nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục là khâu then chốt, đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục, đội ngũ nhà giáo không chỉ là người chia sẻ kiến thức và kĩ năng mà còn là người góp phần nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có nội dung “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài; phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy giáo làm động lực” để bổ sung cho phương châm “lấy học sinh làm trung tâm” được Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 quy định trình độ cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; trình độ cử nhân trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành chương trình giáo dục phổ thông đã bổ sung một số môn học bắt buộc và một số môn học tự chọn mới nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Từ đó, đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) và giáo viên (GV) phải đảm bảo để thực hiện được mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” là cần thiết để phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo, đồng thời thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở chính trị và pháp lí

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013; Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT (Nghị quyết số 88/2014/QH13); Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về Điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13;

- Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ về việc quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV mầm non, tiểu học, THCS;

- Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm;

- Thông tri số 23-TT/TU ngày 27/8/2019 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về thực hiện Kết luận số 51-KL/TW, ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 20/11/2019 của Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ trí thức và trọng dụng nhân tài tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025;

- Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/3/2020 của BCH Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kì 2020-2025;

- Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 25/6/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 19/11/2020 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 về một số chính sách đặc thù xây dựng đội ngũ tri thức và thu hút trọng dụng người có tài năng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025;

- Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 07/3/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Các căn cứ pháp lí khác (theo Phụ lục số 01 đính kèm).

2. Cơ sở thực tiễn

Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới, căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh đã luôn quan tâm chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp nhằm đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng GDĐT góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển.

Những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GDĐT hiện nay, để theo kịp với xu hướng hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục phải có sự thay đổi để đáp ứng được yêu cầu đặt ra:

- Quá trình toàn cầu hóa và công nghệ thông tin phát triển giúp mọi người có cơ hội học hỏi kinh nghiệm về mọi mặt cả trong và ngoài nước.

- Học tập suốt đời trở thành xu thế chung, hệ thống giáo dục mới được thiết kế theo xu thế mở, liên thông, giúp mỗi người có thể cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ bất cứ khi nào có nhu cầu.

- Cuộc cách mạng về khoa học công nghệ trên thế giới làm cho khoảng
cách về kinh tế và tri thức khoa học, công nghệ giữa nước ta và thế giới ngày
càng lớn, dẫn đến nguy cơ nước ta bị tụt hậu ngày càng xa. Chính bởi vậy ngành Giáo dục và Đào tạo cần phải vận động và thay đổi không ngừng để bắt kịp những thay đổi của thời cuộc, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục phải thay đổi và phát triển theo xu thế chung.

- Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao, mức độ cạnh tranh cũng gay gắt hơn. Chính bởi vậy ngành Giáo dục cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội sau này.

- Việc tự chủ trong các cơ sở giáo dục là xu thế tất yếu. Tuy nhiên quá trình triển khai việc tự chủ tại các trường học sẽ gặp không ít khó khăn, vướng mắc do quy định tại các văn bản.

- Chương trình GDPT mới đòi hỏi phải đổi mới phương thức quản lí, đổi mới cách dạy, cách học, cách kiểm tra đánh giá để đảm bảo phát triển phẩm chất, năng lực người học.

- Dân số Vĩnh Phúc đang tăng nhanh đặc biệt số dân di dân cơ học, số lượng dân trong độ tuổi đến trường đang tăng lên mạnh mẽ gây sức ép lên hệ thống Giáo dục về đội ngũ, cơ sở vật chất đảm bảo và đáp ứng cho chất lượng giáo dục.

- Dịch Covid-19 diễn biến khó lường, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó Giáo dục là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Các cơ sở giáo dục và giáo viên phải đối mặt với thách thức to lớn, đó là làm thế nào để kết nối với học sinh và đảm bảo tính liên tục của hoạt động giảng dạy thông qua hình thức đào tạo trực tuyến. 

- Tình trạng thiếu giáo viên cấp tiểu học, thừa thiếu cục bộ giáo viên cấp THCS và cấp THPT (do từ 10 năm trở lại đây không thực hiện tuyển mới giáo viên); thiếu nhiều đội ngũ giảng dạy tích hợp liên môn, giáo dục nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) (Âm nhạc, Mỹ thuật), giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu, giáo dục quốc phòng an ninh, Tin học, Ngoại Ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật…Đặc biệt thiếu đội ngũ giảng dạy, giáo dục trẻ khuyết tật.

- Vai trò, vị thế nhà giáo trong xã hội hiện nay chưa được nhìn nhận đúng mực do bị tác động của những mặt trái kinh tế thị trường và những áp lực xã hội trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Hạn chế của đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục

+ Về đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục: Tính chuyên nghiệp chưa cao, kĩ năng quản lí, quản trị trường học, năng lực phân tích tổng hợp và dự báo; năng lực sáng tạo và chia sẻ tầm nhìn; năng lực hoạch định chiến lược; năng lực thu hút và tập hợp lực lượng còn hạn chế. Việc ứng dụng triển khai các phương pháp quản lí giáo dục theo xu thế phát triển của thời đại vào nhà trường còn chậm, đặc biệt đối với đội ngũ CBQL nhiều tuổi. Một số CBQL thiếu chủ động, khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra; tư duy làm việc dựa trên kinh nghiệm cá nhân, áp đặt, dập khuôn.

+ Về đội ngũ giáo viên: Một bộ phận giáo viên thiếu kĩ năng, thiếu phương pháp, thiếu nhiệt huyết và động lực; đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn có những hạn chế trước những tác động tiêu cực của đời sống xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và uy tín đội ngũ nhà giáo; một số giáo viên kinh tế khó khăn bị cuốn theo những công việc khác có thu nhập cao hơn, từ đó, thiếu tâm huyết, tận tâm, tận lực với nghề. Đa số giáo viên phổ thông đều thiếu kiến thức, kĩ năng về tư vấn học đường, giáo dục hòa nhập vì vậy gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh và dạy hòa nhập.

PHẦN THỨ HAI

THỰC TRẠNG QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH VÀ ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020

I. QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH

1. Giáo dục phổ thông

Mạng lưới các trường tiểu học được mở rộng xuống các xã, phường; mạng lưới các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông được phát triển, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi đi học, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng.

Năm học 2020-2021, toàn tỉnh có 323 cơ sở giáo dục phổ thông với 6.533 lớp và 236.846 học sinh (HS):

- Cấp tiểu học: 145 trường (100% trường công lập) với 3.682 lớp và 125.593 học sinh, sĩ số bình quân 34,1 HS/lớp; tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%;

- Cấp THCS: 148 trường (100% trường công lập, trong đó có 132 trường THCS, 16 trường liên cấp TH-THCS), với 2.032 lớp và 79.033 học sinh, sĩ số bình quân 38,9 HS/lớp;

- Cấp THPT: 30 trường (có 29 trường công lập, 01 trường ngoài công lập); 819 lớp học (813 lớp hệ công lập, 06 lớp hệ ngoài công lập); 182 học sinh hệ ngoài công lập), sĩ số bình quân 39,4 HS/lớp.

Tỉ lệ học sinh phổ thông từ 6 đến 18 tuổi đi học đạt 97,1%, đứng thứ 3/63 tỉnh, thành trong cả nước.

Năm học 2020-2021, tỉ lệ huy động trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 99,7% (chỉ tiêu quy hoạch là huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1); Tỉ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 2,9% (năm 2019), thấp hơn của cả nước là 5,4 %; thấp hơn của vùng đồng bằng sông Hồng 0,4%;

Tỉ lệ học sinh người dân tộc Kinh và học sinh người dân tộc thiểu số tiếp cận giáo dục ở mức gần ngang bằng nhau trên địa bàn tỉnh. Năm học 2020-2021, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học là 5,6% (tăng 1,15% so với năm học 2015-2016); cấp THCS chiếm 5,23%; cấp THPT chiếm 4,5% (cấp THCS, THPT tỉ lệ không chênh lệch nhiều theo các năm học).

So sánh quy mô số trường, lớp, học sinh của năm học 2020-2021 với năm học 2015-2016:

- Giảm 38 trường (tiểu học giảm 29 trường, THPT giảm 9 trường).

- Tăng 995 lớp (tiểu học tăng 678 lớp, THCS tăng 308 lớp, THPT tăng 09 lớp).

- Tăng 53.422 HS (tiểu học tăng 28.509 HS; THCS tăng 20.351 HS và THPT tăng 4.562 HS).

Quy mô HS tăng trong giai đoạn 2015-2020 (khoảng 20%); sĩ số HS/lớp tăng ở tất cả các cấp học.

2. Giáo dục thường xuyên

Hệ thống mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên của Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua ổn định về số lượng bao gồm 01 trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp tỉnh, 7 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) cấp huyện, 136 trung tâm học tập cộng đồng, 80 trung tâm tin học, ngoại ngữ, 15 cơ sở hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, 17 tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được cấp phép hoạt động. Ngoài ra còn có 6 trường cao đẳng dạy học chương trình GDTX cấp THPT.

Số lượng học viên theo học chương trình GDTX cấp trung học phổ thông ở các trung tâm GDNN-GDTX và các trường cao đẳng nghề tăng đều trong các năm gần đây. Đến năm học

- Tải về tài liệu PDF

- In tài liệu
Đang cập nhật

Viết đánh giá

     Nội dung không đầy đủ   Thông tin không chính xác   Khác 
Lưu ý: không hỗ trợ HTML!