ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1523/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy định của pháp luật có liên quan;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 2548/SXD-QH ngày 18 tháng 4 năm 2022 về việc đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 (kèm theo Tờ trình số 305/TTr-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2021 của UBND huyện Thạch Thành).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045, với nội dung chính sau:

1. Phạm vi nghiên cứu và ranh giới lập quy hoạch

- Ranh giới lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Thạch Thành bao gồm toàn bộ địa giới huyện Thạch Thành (23 xã và 02 thị trấn); có giới hạn cụ thể như sau:

+ Phía Đông giáp huyện Hà Trung ;

+ Phía Tây giáp huyện Cẩm Thủy và huyện Bá Thước;

+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình);

+ Phía Đông Bắc giáp huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình);

+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Lộc.

- Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 559,2km2.

2. Dự báo quy mô dân số

- Dân số hiện trạng toàn huyện năm 2020 khoảng: 145.046 người; mật độ dân số: 259,4 người/km2; dân số đô thị khoảng 27.389 người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 19,1%.

- Dự báo dân số đến năm 2025: khoảng 150.000 người; dân số đô thị khoảng: 38.500; tỷ lệ đô thị hóa đạt: 25,67%.

- Dự báo dân số đến năm 2030: khoảng 175.000 người; dân số đô thị khoảng: 46.000; tỷ lệ đô thị hóa đạt: 26,28%.

- Dự báo dân số đến năm 2045: khoảng 190.000 người; dân số đô thị khoảng: 92.500; tỷ lệ đô thị hóa đạt: 48,68%.

3. Quy mô đất đai

- Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng 760 ha - 950ha;

- Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 1.200 ha -1.500ha;

- Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2045 khoảng 1.600 ha - 2.000 ha.

4. Tính chất, chức năng

Tuân thủ theo định hướng quy hoạch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, huyện Thạch Thành nằm trong trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh (Bỉm Sơn - Thạch Thành), trên các hành lang kinh tế: Quốc lộ 217B và đường Hồ Chí Minh; với các chức năng:

- Là vùng phát triển nông, lâm nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với thực hiện cơ giới hóa đồng bộ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ cao.

- Là vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghệp gắn với vùng nguyên liệu về nông, lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.

- Là vùng phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên, du lịch cộng đồng.

5. Định hướng phát triển không gian vùng

5.1. Cấu trúc phát triển không gian vùng

Không gian toàn huyện Thạch Thành sẽ phát triển theo cấu trúc sau: Các hành lang phát triển:

- Trục Đông - Tây:

+ Quốc lộ 217B: Là hành lang kinh tế phía Bắc của tỉnh, trục động lực phát triển kinh tế kết nối trọng yếu của Thạch Thành nói chung, khu tả ngạn sông Bưởi nói riêng với các địa phương lân cận.

 + Tỉnh lộ 516: Hành lang phát triển các xã khu vực hữu ngạn sông Bưởi.

- Trục Bắc Nam: QL 45 là trục kết nối vùng phát triển kinh tế chính huyện Thạch Thành với các huyện lân cận và các tỉnh phía Bắc.

Các điểm hạt nhân đô thị:

+ Đô thị trung tâm Kim Tân: trung tâm văn hóa, chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế của toàn vùng huyện.

+ Đô thị Vân Du: là trung tâm phát triển kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch.

+ Đô thị Thạch Quảng: là trung tâm tiểu vùng phía Tây huyện, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đầu mối giao thông.

+ Các đô thị Thạch Sơn, Thành Minh: trung tâm kinh tế xã hội, thương mại- dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp của tiểu vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Bưởi huyện Thạch Thành.

5.2. Phân vùng phát triển

Toàn huyện được phân thành 3 vùng phát triển:

* Vùng I - Vùng Đông Nam huyện

- Gồm thị trấn Kim Tân, thị trấn Vân Du và 08 xã: Thành Tân, Thành Tâm, Thành An, Thành Thọ, Thành Hưng,Thành Tiến, Thành Long và Ngọc Trạo.

- Trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, xã hội của huyện. Vùng trọng điểm phát triển kinh tế của huyện Thạch Thành nói riêng và của tỉnh nói chung, với các chức năng : phát triển đô thị, công nghiệp chế biến chế tạo, chế biến nông lâm sản; công nghiệp sử dụng nhiều lao động; dịch vụ thương mại, du lịch.

* Vùng II - Vùng giữa

- Gồm 12 xã ven sông Bưởi: Thành Mỹ; Thành Yên; Thành Minh; Thành Vinh; Thành Công; Thành Trực; Thạch Long; Thạch Đồng; Thạch Định; Thạch Bình, Thạch Sơn; Thạch Cẩm.

- Vùng sinh thái nông nghiệp, phát triển với các chức năng chính: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông lâm sản, dược liệu; phát triển du lịch văn hóa, sinh thái cao cấp; dịch vụ thương mại.

* Vùng III - Vùng phía Tây

- Gồm 3 xã: Thạch Quảng; Thạch Tượng; Thạch Lâm.

- Vùng phát triển nông lâm nghiệp, chăn nuôi; công nghiệp chế biến nông lâm sản, hóa dược liệu; dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái, cộng đồng.

5.3. Xác định các phân vùng kiểm soát, quản lý xây dựng

* Vùng phát triển xây dựng: Bao gồm khu vực đô thị và dự kiến phát triển đô thị, phát triển công nghiệp tại: Vân Du, Thạch Bình, Thạch Quảng, Thành Minh, Thạch Sơn, Ngọc Trạo; tập trung phát triển có trọng tâm, tránh phân tán, dàn trải.

* Vùng hạn chế phát triển xây dựng:

+ Ổn định các khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp; phát triển các khu chức năng góp phần giữ ổn định đất nông nghiệp, ổn định xã hội khu vực nông thôn, giữ gìn môi trường sinh thái.

+ Các điểm dân cư nông thôn, các làng bản được xây dựng theo nhu cầu thực tế, có kiểm soát.

* Vùng bảo tồn, bảo vệ:

+ Các khu vực thuộc rừng đặc dụng Cúc Phương, các khu vực rừng phòng hộ; vành đai bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được công nhận; các khu vực thuộc hành lang thoát lũ của các khe, suối và sông Bưởi, khu vực bảo vệ các hồ đập; hành lang các tuyến giao thông.

+ Các khu vực đất Quốc phòng, an ninh hiện có và các khu đất đã được quy hoạch cho nhiệm vụ Quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.

5.4. Tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn

5.4.1. Định hướng phát triển đô thị

* Giai đoạn đến năm 2025

- Đến năm 2025 huyện Thạch Thành có 03 đô thị: Thị trấn Vân Du, thị trấn Kim Tân (và khu vực mở rộng tại xã Thành Kim, Thành Vân cũ) và đô thị Thạch Quảng:

+ Thị trấn Kim Tân, đô thị loại V: Dự báo dân số khoảng 15.000 người (hiện trạng: 11.255 người).

+ Thị trấn Vân Du, đô thị loại V: Dự báo dân số khoảng 15.000 người (hiện trạng: 9.225 người).

+ Thành lập mới thị trấn Thạch Quảng, là đô thị loại V, trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính, dân số xã Thạch Quảng: Dự báo dân số khoảng 8.500 người (hiện trạng: 6.918người).

* Giai đoạn từ năm 2026 - 2030:

- Đến năm 2030 huyện Thạch Thành giữ nguyên 03 thị trấn:

+ Thị trấn Kim Tân: Dự báo dân số khoảng 18.000 người;

+ Thị trấn Vân Du: Dự báo dân số khoảng 18.000 người;

+ Thị trấn Thạch Quảng: Dự báo dân số khoảng 10.000 người.

- Lập quy hoạch chung đô thị mới Thành Minh và đô thị mới Thạch Sơn để quản lý xây dựng, từng bước đầu tư, thành lập đô thị cho các giai đoạn sau.

* Giai đoạn từ năm 2030 - 2045

- Đến năm 2045 huyện Thạch Thành có 05 thị trấn:

+ Thị trấn Kim Tân: Dự báo dân số khoảng 25.000 người;

+ Thị trấn Vân Du: Dự báo dân số khoảng 25.000 người;

+ Thị trấn Thạch Quảng: Dự báo dân số khoảng 15.500 người;

+ Thành lập mới thị trấn Thành Minh: Dự báo dân số khoảng 15.000 người;

+ Thành lập mới thị trấn Thạch Sơn: Dự báo dân số 12.000 người.

5.4.2. Định hướng tổ chức hệ thống nông thôn:

- Khu vực nông thôn được phát triển theo mô hình xây dựng các khu trung tâm xã tập trung thành cụm công trình, đảm bảo bán kính phục vụ thuận lợi. Các điểm dân cư nông thôn với định hướng là ổn định các khu vực dân cư nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp; tạo ra các khu vực cộng đồng sản xuất nông nghiệp, bảo tồn và khôi phục văn hóa làng xã, thôn xóm, hỗ trợ giao thương và công nghệ sản xuất, đồng thời thu hút du lịch cộng đồng.

- Tại các xã khu vực nông thôn, dành quỹ đất để bố trí các khu dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp gắn với các khu thương mại, liên kết thuận lợi với khu vực sản xuất (Theo Quyết định số 676/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020).

5.5. Phân bố và quy mô các không gian phát triển

5.5.1. Không gian phát triển công nghiệp

- Giai đoạn đến năm 2030: gồm 01 KCN và 03 CCN, tổng diện tích khoảng 310 ha, cụ thể như sau:

+ KCN Thạch Quảng có diện tích khoảng 140ha: Thực hiện theo Quyết định số 3401/QĐ-UBND ngày 01/10/2013 của UBND tỉnh;

+ CCN Vân Du 1có diện tích khoảng 50,0ha: Công nghiệp chế biến chế tạo; nông lâm sản, vật liệu xây dựng, các ngành hỗ trợ (SX bao bì, đóng gói….) các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, cơ khí nông nghiệp.

+ CCN Vân Du 2 có diện tích khoảng 50,0ha: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, cơ khí; các ngành sử dụng nhiều lao động, nghề truyền thống.

+ CCN Thạch Bình có diện tích khoảng 70,0ha: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, các ngành sử dụng nhiều lao động, nghề truyền thống, chế biến hóa dược liệu.

- Giai đoạn đến năm 2045: phát triển thêm diện tích đất công nghiệp khoảng 340,0 ha, bổ sung 05 CCN và mở rộng 02 CCN, cụ thể:

+ CCN Thành Minh: 70,0ha;

+ CCN Thành Tân: 50,0ha;

+ CCN Thạch Sơn: 50,0ha;

+ CCN Ngọc Trạo: 50,0ha;

+ CCN Thạch Quảng: 70,0ha.

+ Mở rộng CCN Vân Du 1 và CCN Vân Du 2 từ 50,0ha lên 75,0ha.

5.5.2. Không gian phát triển thương mại dịch vụ

- Với ưu thế có 3 tuyến giao thông lớn quan trọng đi qua địa bàn huyện gồm: Quốc lộ 217B, Quốc lộ 45 và đường Hồ Chí Minh. Phát triển thương mại ngoại vùng: dịch vụ trung chuyển hàng hóa, hành khách, dịch vụ kho vận...

 - Trung tâm thương mại đầu mối chính của vùng: Bố trí tại đô thị trung tâm - thị trấn Kim Tân. Có chức năng đầu mối các hoạt động thương mại và dịch vụ xã hội chính cho huyện (dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng, vận tải, thông tin liên lạc, tư vấn pháp luật...).

- Trung tâm thương mại dịch vụ cấp khu vực được phân bố tại khu vực sau:

+ Đô thị trung tâm - thị trấn Kim Tân: Xây dựng hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng dịch vụ...

+ Đô thị công nghiệp - thị trấn Vân Du: Thương mại, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ du lịch.

+ Đô thị mới Thạch Quảng: Thương mại dịch vụ phục vụ dân cư, dịch vụ vận tải, xăng dầu, dịch vụ nông lâm nghiệp, dịch vụ du lịch. Đầu mối giao thương phía Tây Bắc.

+ Đô thị mới Thạch Sơn: Thương mại dịch vụ, trung tâm giao thương kinh tế, xã hội vùng hữu sông Bưởi.

+ Đô thị mới Thành Minh: Phát triển dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái, văn hóa gắn với khu di sản hang Con Moong, suối nước nóng Thành Minh.

- Từ nay đến 2030:

+ Tiếp tục nâng cấp và xây dựng mới các chợ xã, quy hoạch 25 chợ tại các xã; trong đó, chợ Kim Tân (Thành Kim cũ) và chợ Thạch Quảng là chợ hạng II, còn lại là 23 chợ hạng III.

+ Chợ huyện hiện nay tại thị trấn Kim Tân được chuyển đổi thành trung tâm thương mại.

5.5.3. Không gian phát triển du lịch

* Định hướng phát triển:

- Trên cơ sở Đề án Phát triển du lịch huyện Thạch Thành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1528/QĐ-UBND ngày 11/5/2021 của UBND tỉnh; kêu gọi các nhà đầu tư khai thác các tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển du lịch như: đường giao thông, bãi đỗ xe, điểm dừng nghỉ du lịch, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, trung tâm vui chơi giải trí tại các địa bàn du lịch trọng điểm.

- Tập trung từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch có chất lượng cao, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch xanh.

 - Đầu tư phát huy giá trị các công trình di tích lịch sử, đặc biệt là du lịch khám phá thiên nhiên, trải nghiệm, cộng đồng, là thế mạnh của huyện để khai thác phục vụ phát triển du lịch văn hóa, danh lam thắng cảnh. Phát huy và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

- Định hướng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thạch Thành gồm 03 khu vực chính như sau:

+ Khu vực 1 (Khu vực xã Thạch Lâm): Quy mô khoảng 6.521,4ha; phát triển sản phẩm: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch tìm hiểu văn hóa, làng nghề.

+ Khu vực 2 (Khu vực xã Thành Yên - Thành Minh): Quy mô khoảng 7.789,25ha; phát triển sản phẩm: Du lịch khảo cổ, du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng;

+ Khu vực 3 (Khu vực thị trấn Vân Du - xã Thành Tân - xã Thành Công): Quy mô: Khoảng 8.852,44ha; phát triển sản phẩm: Du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch trang trại nông nghiệp.

* Quy hoạch các Khu, điểm du lịch:

- Hình thành các Khu du lịch, công viên chuyên đề tại các khu vực có tài nguyên du lịch đa dạng, hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, cụ thể:

+ Khu du lịch hang Con Moong và vùng phụ cận có quy mô khoảng 997,6 ha (theo Quyết định số: 1290/QĐ-TTg ngày 24/8/2020).

+ Khu du lịch rừng Cúc Phương: nằm trên địa phận 03 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa (huyện Thạch Thành). Với tổng diện tích khoảng 22.200 ha, trong đó có khoảng 5.850 ha thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

+ Khu du lịch cao cấp hồ Bỉnh Công và vùng phụ cận;

+ Khu du lịch sinh thái: Thác Mây (180ha), Thác Voi (200ha).

- Các điểm du lịch:

+ Điểm du lịch sinh thái, văn hóa tín ngưỡng thiền viện Tịnh Lạc;

+ Điểm du lịch tín ngưỡng tâm linh: Đền Phố Cát;

 + Điểm du lịch lịch sử cách mạng: Chiến khu Ngọc Trạo và vùng phụ cận;

+ Các điểm du lịch theo Đề án Phát triển du lịch huyện Thạch Thành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. và đưa ra định hướng sau năm 2030 (QĐ 1528/QĐ-UBND ngày 11/5/2021 của UBND tỉnh).

* Các tuyến du lịch:

 Các tuyến liên kết nội huyện:

- Tuyến 1: Vân Du - Thành Tân - Thành Công: Trang trại cam, bưởi công nghệ cao - Thác Voi - Đền Phố Cát - Thiền viện Tịnh Lạc.

 - Tuyến 2: Vân Du - Thành Tân - Thành Công - Thành Minh - Thành Yên - Thạch Lâm.

 - Tuyến 3: Thạch Lâm - Thành Mỹ - Kim Tân - Vân Du - Ngọc Trạo: Làng nhà sàn cổ - Thác Mây - Đình Mường Đòn - Chùa Cảnh Yên - Đền Phố Cát - Thiền viện Tịnh Lạc - Chiến khu du kích Ngọc Trạo.

 - Tuyến 4: Ngọc Trạo - Vân Du - Thành Yên: Chiến khu du kích Ngọc Trạo - Thiền viện Tịnh Lạc - Đền Phố Cát - Thác Voi - Hang Con Moong.

* Các tuyến du lịch liên kết nội tỉnh:

Tuyến du lịch theo hành lang kinh tế QL 217B: Thị xã Bỉm Sơn (đền Sòng, đền Chín Giếng) - huyện Hà Trung (đoạn qua xã Hà Long gắn với Khu di tích lịch sử văn hoá Lăng Miếu Triệu Tường) - huyện Thạch Thành (Đền Phố Cát, thác Voi, Hang Con Moong) - VQG Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình); Tuyến hành trình di sản “Hà Nội (Hoàng thành Thăng Long) - Ninh Bình (Tràng An) - Thạch Thành (Hang Con Moong) - Vĩnh Lộc (Thành Nhà Hồ) - Nghệ An (Thành Vinh);...

* Các tuyến du lịch ngoại tỉnh:

- Hà Nội - Mai Châu - Pù Luông - Thạch Thành - Ninh Bình.

- Hà Nội - Ninh Bình - Thạch Thành - Vĩnh Lộc - Nghệ An.

- Sầm Sơn - Thạch Thành - Mai Châu - Mộc Châu.

* Sản phẩm du lịch và thị trường khách

- Sản phẩm du lịch:

+ Đến năm 2025: Ưu tiên phát triển du lịch tại khu vực xã Thạch Lâm (gồm Thác Mây, làng nhà sàn cổ) và khu vực thị trấn Vân Du , xã Thành Tân và xã Thành Công (gồm Đền Phố Cát, Thiền viện Tịnh Lạc, Khu trang trại nông nghiệp công nghệ cao).

+ Đến năm 2030: Tập trung phát triển du lịch khu vực xã Thành Yên và xã Thành Minh, khu vực hang Con Moong và các di tích phụ cận (theo Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 24/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ Hang Con Moong và các di tích phụ cận), Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Thành Minh, thác Đẹn, hồ Vũng Sú …

 + Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch khảo cổ, khám phá thiên nhiên, du lịch công đồng…

+ Đến năm 2045: Phát triển kinh tế du lịch trở thành mũi nhọn chính của huyện;

- Thị trường khách du lịch: Thu hút thị trường khách du lịch trong tỉnh, khách du lịch từ Hà Nội; phát triển và mở rộng một số thị trường tiềm năng như: Khách du lịch tại các thành phố của các khu vực miền bắc, Bắc Trung bộ, thị trường khách du lịch tại tỉnh miền Nam và Nam Trung bộ. Hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế;

5.5.4. Không gian phát triển nông nghiệp, thủy sản

- Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao theo chuỗi giá trị và xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất lúa, mía nguyên liệu cánh đồng lớn áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu khó lường; nâng cao giá trị thu được trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản.

- Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, tạo ra sản phẩm hàng hoá có năng suất chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”. Khuyến khích, nhận rộng mô hình, diện tích sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm.

- Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là đầu tư phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, tích tụ đất gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, khuyến khích đầu tư chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh phát triển các đối tượng vật nuôi đặc sản, bản địa; từng bước hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi tập trung an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, gắn với cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Tiếp tục trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, nhân rộng mô hình liên kết trồng rừng gỗ lớn, đủ điều kiện cấp chứng chỉ quản lý rừng FSC, đảm bảo các tiêu chí phát triển rừng bền vững.

5.6. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội

5.6.1. Trung tâm hành chính, chính trị

- Các công trình hành chính, chính trị, cơ quan cấp huyện cơ bản ổn định được tại thị trấn Kim Tân; xây mới, mở rộng, nâng cấp, cải tạo trụ sở cơ quan, bổ sung các công trình hạng mục thiết yếu.

- Các công trình hành chính, công cộng cấp xã hiện có đã được đầu tư quy mô và bán kính phục vụ phù hợp nên cơ bản được giữ ổn định.

5.6.2. Hệ thống công trình y tế

- Nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành lên quy mô 300 giường.

- Xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực Thạch Quảng; Vân Du mỗi cơ sở có quy mô khoảng 100 giường, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân khu vực.

- Khuyến khích phát triển xã hội hóa Bệnh viện, phòng khám tư nhân. Cải tạo, nâng cấp hệ thống các trạm y tế thị trấn và các xã theo tiêu chuẩn ngành.

5.6.3. Hệ thống công trình giáo dục, đào tạo

- Ổn định các cơ sở giáo dục cấp huyện như: Trường Trung học phổ thông, Trường Trung cấp nghề hiện có, sắp xếp hệ thống giáo dục cấp xã. Từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo và tăng thêm lớp học tùy theo nhu cầu thực tế.

- Hệ thống giáo dục cấp xã: bao gồm trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được sắp xếp theo phương án sáp nhập xã, quy mô và vị trí cụ thể sẽ được nghiên cứu trong các đồ án quy hoạch chung xây dựng xã. Bố trí quỹ đất mở rộng, đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định; xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đến trường của con em địa phương, nhất là đối với bậc học mầm non.

- Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, đặc biệt ở khối mầm non và trường liên cấp tại các khu vực đô thị, trung tâm cụm xã.

5.6.4. Hệ thống công trình văn hóa - thể dục thể thao

* Công trình văn hóa:

- Tập trung xây dựng Trung tâm thể dục thể thao cấp huyện tại thị trấn Kim Tân với các hạng mục chính: Sân vận động, nhà thi đấu đa năng trong nhà, khu thể thao dưới nước.

- Xây dựng mới Trung tâm văn hóa của huyện tại thị trấn Kim Tân: Quy mô khoảng 1,5 ha, gồm các công trình: nhà bảo tàng, nhà truyền thống, nhà văn hóa thanh thiếu nhi huyện.

* Định hướng đến năm 2030 toàn huyện có 4 cụm Trung tâm Văn Hóa - TDTT cấp khu vực, là nơi giao lưu văn hóa TDTT, gồm:

- Trung tâm Văn Hóa - TDTT cấp huyện tại thị Trấn Kim Tân;

- Vùng trung tâm tại đô thị Thành Minh;

- Vùng phía Tây tại đô thị Thạch Quảng;

- Vùng phía Đông tại thị trấn Vân Du.

- Tại các xã: Cải tạo và nâng cấp các khu trung tâm TDTT hiện hữu đạt chuẩn nông thôn mới. Mỗi trung tâm TDTT gồm 1 sân thể thao phổ thông 5.000-8.000m2, nhà luyện tập thi đấu kết hợp nhà văn hóa diện tích 200-300m2, 3-5 sân tập thể thao.

- Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc; nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng một số môn thể thao dân tộc, lễ hội dân gian; tạo điều kiện để phát triển dân ca dân vũ, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, đồng thời phục vụ phát triển du lịch bền vững.

5.6.5. Hệ thống các công trình Quốc phòng

Xây dựng hệ thống hầm hào, công sự trong căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương.

6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

6.1. Định hướng phát triển giao thông

a) Hệ thống đường bộ

* Quốc lộ:

Tuân thủ Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời ký 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021.

I

Tên đường

Chiều dài (km)

Quy hoạch

Năm 2030

Năm 2045

1

Đường Hồ Chí Minh

13,34

III

Sau năm 2030

Cao tốc 4 làn xe

2

Quốc lộ 45

20,5

III-IV (2-4 làn)

III-IV

- Tải về tài liệu PDF

- In tài liệu
Đang cập nhật

Viết đánh giá

     Nội dung không đầy đủ   Thông tin không chính xác   Khác 
Lưu ý: không hỗ trợ HTML!
local_phone