CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025; Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018 và Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 29 tháng 11 năm 2024; Căn cứ Nghị quyết số 187/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và ý kiến Thành viên Chính phủ. QUYẾT NGHỊ: Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký.
TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 187/2025/QH15 NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2025 CỦA QUỐC HỘI VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT LÀO CAI - HÀ NỘI - HẢI PHÒNG Căn cứ chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Dự án) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Nghị quyết số 187/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 187/2025/QH15), Chính phủ ban hành Nghị quyết về Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 187/2025/QH15 như sau: 1. Mục đích a) Thể chế hóa và thực hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án. b) Xác định rõ các nhiệm vụ, trách nhiệm, thời gian thực hiện để các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai; làm cơ sở để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. 2. Yêu cầu a) Bám sát chủ trương đầu tư dự án đã được Quốc hội phê duyệt để tổ chức triển khai bảo đảm mục tiêu, quy mô xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đưa vào khai thác, vận hành theo đúng kế hoạch. b) Cụ thể hóa các chính sách được Quốc hội thông qua bằng các văn bản quy phạm pháp luật để quy định, hướng dẫn thực hiện nhằm có đầy đủ hành lang pháp lý, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai, huy động các nguồn lực thực hiện Dự án. c) Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, tiến độ thực hiện công việc của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công việc của Dự án để đáp ứng tiến độ yêu cầu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Dự án có quy mô lớn, phạm vi trải dài, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, tích hợp nhiều chuyên ngành, là dự án đường sắt điện khí hóa triển khai đầu tiên tại Việt Nam trong điều kiện nguồn nhân lực đường sắt còn mỏng, yếu và thiếu thời gian nghiên cứu, thực hiện ngắn[1]; Dự án được Quốc hội cho phép áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai thực hiện. Để việc tổ chức thực hiện Dự án đáp ứng chất lượng, tiến độ yêu cầu, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau đây: 1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Các chính sách đặc thù, đặc biệt của Dự án[2] quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 187/2025/QH15 đã được Quốc hội cho phép áp dụng tương tự như Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam[3] sẽ thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn như đối với Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; riêng đối với chính sách quy định tại khoản 18 Điều 3 Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội[4] được tích hợp vào Nghị định hướng dẫn thiết kế kỹ thuật tổng thể do Bộ Xây dựng chủ trì. Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan, tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Dự án và tổ chức triển khai đáp ứng tiến độ yêu cầu. Tiến độ thực hiện các công việc của Dự án tại Phụ lục I và nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương tại Phụ lục II, trong đó gồm một số nội dung chính như sau: a) Nhiệm vụ chủ yếu[5] (i) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư, bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau: - Quyết định giao chủ đầu tư thực hiện dự án; - Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong quá trình thực hiện; - Chấp thuận Danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án; - Chấp thuận hồ sơ thiết kế các yếu tố cơ bản của Dự án trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi (hướng tuyến, nhà ga,...) làm cơ sở để Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho địa phương thực hiện. (ii) Bộ Xây dựng thay mặt Chính phủ có văn bản đề nghị phía Trung Quốc giới thiệu nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng, tổng thầu... tham gia thực hiện Dự án. (iii) Ủy ban nhân dân các địa phương: chủ trì tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên cơ sở hồ sơ từng phần trong phương án giải phóng mặt bằng do Chủ đầu tư bàn giao; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương quyết định đầu tư hoặc giao người đứng đầu cơ quan trực thuộc của địa phương quyết định đầu tư các dự án liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, viễn thông,...) phục vụ Dự án và không phải lập chủ trương đầu tư. (iv) Các tỉnh, thành phố chủ động ứng trước vốn ngân sách địa phương để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Dự án. b) Tiến độ thực hiện (i) Đàm phán, ký kết Biên bản làm việc với Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về khảo sát thực địa hỗ trợ kỹ thuật lập Báo cáo nghiên cứu khả thi cho Dự án từ tháng 4 năm 2025. (ii) Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan của Trung Quốc để hoàn thành thủ tục phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan trong tháng 5 năm 2025 theo công nghệ và tiêu chuẩn của Trung Quốc. (iii) Thực hiện các thủ tục chỉ định thầu liên danh tư vấn (Tư vấn trong nước và Tư vấn Trung Quốc) khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật tổng thể trong tháng 5 năm 2025. (iv) Khảo sát, lập, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật tổng thể (bao gồm dự toán) từ tháng 6 năm 2025 và hoàn thành một số gói thầu trong tháng 9 năm 2025. (v) Phối hợp với các cơ quan liên quan của Trung Quốc để đàm phán, ký kết Hiệp định xây dựng cầu chung tại biên giới hai nước trong tháng 7 năm 2025. (vi) Phấn đấu hoàn thành công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan trong tháng 7 năm 2025. (vii) Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án trong tháng 8 năm 2025. (viii) Đàm phán, ký kết Hiệp định vay vốn với Chính phủ Trung Quốc[6] trong tháng 11 năm 2025. (ix) Tổ chức lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án theo hình thức chỉ định thầu, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trong tháng 12 năm 2025. (x) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố lập, phê duyệt dự án xây dựng các khu tái định cư đảm bảo tổ chức khởi công đồng loạt các khu tái định cư trong năm 2025; các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện, hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, di dời công trình đường điện bị ảnh hưởng bởi Dự án từ tháng 4 năm 2025 đến tháng 9 năm 2026. (xi) Triển khai thi công xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị, phấn đấu hoàn thành Dự án chậm nhất vào năm 2030. (xii) Bộ Xây dựng rà soát, đăng ký nhu cầu vốn; Bộ Tài chính chủ trì tham mưu Chính phủ cân đối bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện. Các địa phương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện một số nhiệm vụ sau: a) Chủ trì rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết vùng phụ cận ga đường sắt, điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (nếu cần) để triển khai dự án khai thác quỹ đất theo mô hình TOD. b) Tổ chức lập, phê duyệt dự án khai thác quỹ đất theo mô hình TOD tại các ga đường sắt. c) Bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phát triển vùng lân cận. d) Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt để phát triển đô thị theo quy định của pháp luật. 1. Trên cơ sở nội dung Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội, kế hoạch triển khai thực hiện Dự án của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao đáp ứng tiến độ yêu cầu. 2. Bộ Xây dựng tiếp tục tổ chức triển khai song song các công việc, nhiệm vụ, thủ tục; trường hợp xuất hiện những khó khăn, vướng mắc báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh tiến độ một số hạng mục như: kéo dài thời gian nghiên cứu nhưng rút ngắn thời gian thi công đảm bảo mục tiêu quan trọng nhất là hoàn thành vào năm 2030 với chất lượng đảm bảo yêu cầu. 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao chủ trì các nội dung công việc phải lập kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết từng tháng, trong đó bố trí đủ nguồn lực thực hiện nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành gửi Bộ Xây dựng theo dõi và phối hợp thực hiện; tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao; tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch triển khai; định kỳ hằng tháng, Quý và hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Ban chỉ đạo các công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt để có các biện pháp, giải pháp cần thiết bảo đảm quá trình thực hiện Dự án đồng bộ và có hiệu quả./.
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT LÀO CAI - HÀ NỘI - HẢI PHÒNG
|