location_on Số 24/2B Đường Võ Oanh, P. 25, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
phone 0862.000.639
Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2025 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 1313/NQ-UBTVQH15 giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023
Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2025 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 1313/NQ-UBTVQH15 giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023
Căn cứ Nghị quyết số 1313/NQ-UBTVQH15 ngày 25 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023;
Căn cứ Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 14/TTr-BXD ngày 28 tháng 3 năm 2025.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; nghiên cứu khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập; xem xét tiếp thu, triển khai thực hiện có hiệu quả những đề xuất, kiến nghị được nêu trong Báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với các mục tiêu cụ thể như sau:
b) Tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
c) Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, tập trung vào đối tượng ở lứa tuổi học sinh và các bậc phụ huynh, vận động đến từng gia đình không giao xe cho học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển; đa dạng hóa hình thức, nội dung tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông;
d) Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông bảo đảm minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về giao thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
2. Nội dung
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trưởng các đơn vị có liên quan tiếp tục quán triệt sâu rộng và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối, văn bản chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục I kèm theo Nghị quyết này;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ căn cứ Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới được giao tại Phụ lục II kèm theo Nghị quyết này để tổ chức thực hiện theo thẩm quyền, bảo đảm tiến độ theo yêu cầu, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ để bảo đảm hiệu lực thi hành theo quy định;
c) Trong Quý II năm 2025, các bộ, ngành, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, kiểm tra việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết này.
3. Tổ chức thực hiện
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trưởng các đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng quản lý của bộ, ngành và địa phương chủ động, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch; tổ chức quán triệt, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch này;
b) Giao Bộ Xây dựng là đơn vị đầu mối xây dựng báo cáo của Chính phủ hằng năm về kết quả thực hiện Nghị quyết số 1313/NQ-UBTVQH15 theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội về triển khai thực hiện Nghị quyết số 1313/NQ-UBTVQH15 và các văn bản liên quan đến việc triển khai Nghị quyết;
d) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị quyết số 1313/NQ-UBTVQH15 và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, CN. pvc
Rà soát tổng thể, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để kịp thời thể chế các chủ trương, đường lối, văn bản chỉ đạo của Đảng, nội luật hóa các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; khắc phục những bất cập, hạn chế của các quy định hiện hành, trước mắt tập trung rà soát các quy định của Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và Bộ luật Hàng hải Việt Nam để đề xuất, kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung ban hành mới; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Bộ Xây dựng
Bộ Tư pháp
2025-2026
1.2
Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phù hợp với từng loại đối tượng, lĩnh vực, địa bàn, gắn với đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa giao thông của từng địa phương; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
Bộ Công an
Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2025-2026
1.3
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Công an, Bộ Xây dựng
2025
1.4
Tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch; đảm bảo kết nối đồng bộ giữa các loại hình giao thông; đầu tư có trọng điểm, tránh dàn trải, lãng phí; ưu tiên tăng nguồn kinh phí, đầu tư trang thiết bị cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho các địa phương, nhất là các địa phương có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp; kịp thời xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông; khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn; quan tâm phát triển hệ thống công trình giao thông ngầm, giao thông trên cao; kiên quyết lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông và chống tái lấn chiếm. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng dễ bị tổn thương tham gia giao thông.
Bộ Xây dựng
Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1.5
Xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý và thi hành pháp luật, bảo đảm kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đường bộ và các cơ sở dữ liệu khác để hình thành nên cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông thống nhất trên toàn quốc. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn khi đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình giao thông, quản lý giao thông để tổ chức giao thông thông minh, nhằm giảm ùn tắc và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Bộ Công an
Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ
2. Lĩnh vực đường bộ
2.1a
Đẩy nhanh việc xây dựng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải, đào tạo, đăng kiểm phương tiện.
Bộ Xây dựng
Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
2.1b
Đẩy nhanh việc xây dựng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sát hạch cấp giấy phép lái xe. Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính; hiện đại hóa các trung tâm chỉ huy giao thông.
Bộ Công an
Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2.2
Hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến việc: quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe, lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển số xe máy chuyên dùng.
Bộ Tài chính
Bộ Công an
2026
2.3a
Rà soát, tháo gỡ các bất cập liên quan đến: quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trong đó tập trung rà soát bố trí quỹ đất dành cho giao thông tĩnh); tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác; đào tạo, hướng dẫn khám sức khỏe đối với lái xe kinh doanh vận tải và học viên tham gia học lái xe; kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Hoàn thiện định mức kinh tế kỹ thuật kinh phí bảo trì đường bộ cho phù hợp với thực tiễn. Ưu tiên bố trí kinh phí xử lý tại các vị trí, đoạn tuyến có các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn giao thông; đầu tư, sửa chữa, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường bộ, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
Bộ Xây dựng
Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2025-2026
2.3b
Rà soát, tháo gỡ các bất cập liên quan đến: sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; đăng ký xe máy chuyên dùng.
Bộ Công an
2025-2026
2.4
Rà soát kiến nghị của địa phương về việc xây dựng: quy định về cơ cấu, tổ chức, biên chế hoạt động của các công trình kiểm soát tải trọng xe theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành; hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành giao thông vận tải và định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực giao thông vận tải để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.
Bộ Nội vụ
Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
2025-2026
2.5
Xem xét về đề xuất cho phép một số đường dân sinh có lịch sử hình thành từ lâu, lưu lượng giao thông lớn, không thể xây dựng đường gom thành đường ngang hợp pháp để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo đề nghị của địa phương.
Bộ Xây dựng
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
3. Lĩnh vực Hàng hải và đường thủy nội địa
3.1
Rà soát, nghiên cứu các quy định liên quan đến việc: phân cấp cho địa phương thực hiện công tác quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đối với các dự án, công trình do ngân sách địa phương thực hiện một phần hoặc toàn phần; đẩy mạnh phân cấp việc quản lý các cảng, bến, tuyến luồng đường thủy nội địa cho địa phương quản lý; phân định ranh giới hành chính trên biển, ban hành quy định về mốc giới hành chính trên các tuyến sông tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý người và phương tiện của các địa phương; tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa; quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa cho phù hợp với thực tiễn.
Bộ Xây dựng
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
2025-2026
Bộ Xây dựng tham mưu trình Chính phủ ban hành
3.2
Rà soát, ban hành văn bản hướng dẫn về việc: xác định, quản lý luồng, tuyến phù hợp với hiện trạng các địa phương ven biển để tránh gây lãng phí, tránh chồng chéo trong công tác quản lý hoạt động đường thủy nội địa và hoạt động hàng hải; quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước; đăng ký, đăng kiểm đối với trường hợp phương tiện thủy nội địa đã sử dụng nhiều năm, không có hồ sơ gốc và chưa đăng ký, đăng kiểm; nghiên cứu bổ sung chương trình đào tạo cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng về giao thông đường thủy nội địa dành cho người đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Xây dựng
2025-2026
3.3
Xử lý các bất cập về hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến sông do Trung ương quản lý; triển khai cắm mốc hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.
Bộ Xây dựng
2025-2026
4. Lĩnh vực đường sắt
4.1
Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án bảo đảm trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt; ban hành Quyết định mới thay thế Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020.
Bộ Xây dựng
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố mà tuyến đường sắt đi qua
2025-2026
4.2
Tiếp tục phân cấp, phân quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đường sắt.
Bộ Xây dựng
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố mà tuyến đường sắt đi qua
2025-2026
Bộ Xây dựng tham mưu trình Chính phủ ban hành
4.3
Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị để báo cáo Quốc hội những chính sách phù hợp làm cơ sở xây dựng đường sắt đô thị trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Đường sắt.
Bộ Xây dựng
Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
2025-2026
4.4
Trong năm 2025, nghiên cứu lập Đề án xác định ranh giới đất dành cho đường sắt, lập hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt đối với đoạn đường sắt, dự án đường sắt qua địa bàn các tỉnh, trong đó giao đơn vị cụ thể làm chủ đầu tư; sau khi hoàn thành bàn giao hồ sơ cho địa phương quản lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính.