Án lệ số 44/2021/AL về việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố

calendar_today29/05/2023

Nguồn án lệ: Quyết định  giám  đốc thẩm  số  10/2021/KDTM-GĐT ngày  14/9/2021  của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng tư vấn thiết kế" tại Hà Nội, giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần H với bị đơn là Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 2 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

-  Tình huống án lệ: Trong vụ án dân sự, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

-  Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án phải xác định yêu cầu phản tố của bị đơn chính là yêu cầu khởi  kiện và phải  tuân thủ theo các quy định của pháp luật về thời  hiệu khởi kiện.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Khoản 4 Điều 60,  Điều  159,  Điều  176,  Điều  178  Bộ luật Tố tụng dân sự năm  2004  (tương ứng với  khoản 4 Điều 72,  Điều  184, Điều 200, Điều 202  Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015); điểm e, khoản 1, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Từ khóa của án lệ: “Yêu cầu phản tố”; “Xác định thời hiệu khởi kiện”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo đơn khởi kiện ngày 24/6/2010 và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là Công ty cổ phần H do người đại diện trình bày:

Ngày 29/01/2008, Công ty cổ phần H và Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P ký  Hợp  đồng tư vấn thiết kế  số  01-2008/PLC-  HDC, với  nội  dung:  Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P (bên Tư vấn) có trách nhiệm thiết kế toàn bộ Dự án “Trung tâm Thương mại  - Khách sạn 4 sao HD - Hotel” trên  khu đất diện tích 8.971m2 tại D7, phường X, quận T, thành phổ Hà Nội, do Công tỵ cổ phần H là Chủ đầu tư. Tổng giá trị Họp đồng là  1.754.550 USD (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng),  được phân  bổ  theo  3  giai  đoạn thực hiện:  Giai  đoạn  1  - Thiết  kế  xây dựng; Giai đoạn 2 - Thiết kế nội thất cảnh quan; Giai đoạn 3 - Giám sát tác giả.

Theo đó, Giai  đoạn  1  (Thiết kế  xây  dựng),  phí thiết kế  là  1.191.822 USD (được ký hiệu là A); phí giám sát tác giả là 62.728 USD (ký hiệu AA) được chia làm  12 đợt (từ “Thanh toán lần  1” cho đến “Thanh toán lần  12”), trong đó:

-  Thanh toán lần 1: 25% X A ngay sau khi ký  Hợp đồng và bên Tư vấn đã nộp Chứng thư Ngân hàng bảo lãnh Hợp đồng, các Hợp đồng bảo hiểm cho Chủ đầu tư.

-  Thanh toán lần 2:  5% X A sau khi nộp Hồ sơ thiết kế quỵ hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc cho Chủ đầu tư và được Chủ đầu tư chấp thuận.

-  Thanh toán lần 3:  10% X A sau khi nộp Hồ sơ thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc lên Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền tương đương và Hồ sơ trên được thẩm tra phê duyệt.Quá trình thực hiện  ở Giai  đoạn  1  (Thiết kế xây  dựng),  Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P đã giao nộp cho Công ty cổ phần H các Hợp đồng bảo hiểm,  Chứng thư Ngân  hàng bảo  lãnh  Hợp  đồng và Hồ  sơ thiết kế  quy  hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc của Dự án.

Công ty cổ phần H đã chuyển tiền thanh toán cho Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P được 02 đợt: Thanh toán  lần  1  (25% X A  và thuế  giá trị  gia tăng,  theo  Hóa đơn  giá trị  gia tăng số 0081905  ngày  27/02/2008);  thanh toán  lần 2  (5% X A và thuế giá trị gia tăng, theo Hóa đơn giá trị  gia tăng sổ 0081909 ngày  18/8/2008).  Tổng sổ tiền của 2 lần  thanh  toán  nêu  trên  là  396.751,75  USD,  tương  đương  với  6.374.689.675 đồng quy  đổi  theo tỷ giá VND/USD tại  thời  điểm  thanh toán.  Sau đó,  do thay đổi  quy  mô  Dự  án  và  hai  bên  không  thỏa  thuận  được  với  nhau  về  việc  điều chỉnh  giá trị  hợp  đồng  cho  thiết kế  mới  nên  Công ty  cổ  phần  H  đơn  phương chấm dứt Hợp đồng và có tranh chấp với Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P về giá trị thanh toán.

Công ty cổ phần H cho rằng ở đợt Thanh toán lần  1, Công ty cổ phần H đã tạm  ứng thanh  toán thừa  so  với  khối  lượng  công việc  thực  tế  Công ty  TNHH Thiết kế  và Xây  dựng P  đã thực hiện.  Nay  Công ty  cổ  phần  H  chỉ  chấp  nhận thanh toán cho  Công ty  TNHH Thiết kế  và Xây dựng P  số tiền chiếm  khoảng 8%  phí thiết kế  xây  dựng  (8%  X  A)  cho  cả 2  lần  thanh toán  (lần  1  và  lần  2). Ngoài ra,  Công ty cổ phần  H chấp nhận chịu khoản tiền phạt tương đương với 1 % giá trị  Hợp đồng do Công ty  cố phần  H  đơn  phương chấm  dứt Hợp  đồng. Do đó, Công ty cổ phân H khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty TNHH Thiết kế  và Xây  dựng P  hoàn trả  lại  cho  Công ty  cổ  phần H  số tiền  mà Công ty  cổ phần  H  đã  thanh  toán  thừa  cho  Công  ty  TNHH  Thiết  kế  và  Xây  dựng  P  là 278.841,8 USD (sau khi đối trừ số tiền đã tạm ứng với số tiền được thanh toán).

Bị đơn là Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P  do người đại diện trình bày:

Công ty  TNHH Thiết kế  và  Xây  dựng P  không chấp  nhận yêu  cầu  khởi kiện  đòi  lại  tiền  của  nguyên  đơn  với  lý  do  đây  là tiền  Công ty  cổ  phần  H  đã thanh toán cho Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P theo tiến độ thỏa thuận trong Hợp đồng, không phải là tiền tạm ứng. Ngoài ra, Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P có Đơn phản tố, yêu cầu Công ty cổ phần H ngoài việc phải chịu khoản tiền phạt tương đương với  1% giá trị Hợp đồng do đơn phương chấm dứt Hợp đồng, Công ty cổ phần H phải tiếp tục thanh toán cho Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P đợt Thanh toán  lần 3  (10% phí thiết kế) do Công tỵ TNHH Thiết kế và Xây dựng P đã hỗ trợ xong về mặt kỹ thuật để phê duyệt Hồ sơ thiết kế của Dự án. Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P cho rằng việc không trình Hồ sơ thiết kế  cho cấp có thẩm quyền dẫn  đến Hồ sơ thiết kế này không được phê duyệt là hoàn toàn do lỗi của Công ty cổ phần H.

Tại  Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 01/2011/KDTM-ST ngày 20/6/2011, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội quyết định: Chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty cổ phần H  đối với Công ty TNHH Thiết kế và Xây dụng P.  Buộc Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P  phải hoàn trả  cho  Công  ty  cổ phần  H số tiền  tạm  ứng của  Hợp đồng số  01-2008/PLC-HDC ký ngày 29/01/2008 Ịà 272.571,41  USD tương đương với  5.642.228.187 đồng.  Bác yêu cầu phản tố của Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P  đối với Công ty cổ phần H.

Ngày 01/7/2011, Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại  Bản  án  kinh  doanh,  thương  mại  phúc  thẩm  số  27/2011/KDTM-PT ngày 21/9/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P. Giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm.

Sau khi xét xử phúc thẩm, Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P có đơn đề nghị giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm nêu trên. Tại  Quyết  định  kháng  nghị  số  60/2014/KN-KDTM  ngày  15/9/2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối  cao kháng nghị  Bản án kinh doanh, thương mại phúc  thẩm  số  27/2011/KDTM-PT  ngày  21/9/2011  của Tòa án  nhân  dân  thành phố Hà Nội; đề nghị Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủỵ  bản án  phúc thẩm  nêu trên và hủy Bản án kinh doanh, thương mại  sơ thẩm  số 01/2011/KDTM-ST ngày 20/6/2011  của Tòa án nhân dân quận Hoàn  Kiếm,  thành  phố  Hà  Nội;  giao  hồ  sơ vụ  án  cho  Tòa  án  nhân  dân  quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số  18/2015/KDTM-GĐT ngày 26/3/2015, Tòa  Kinh  tế  Tòa  án  nhân  dân  tối  cao  quyết  định:  Hủy  Bản  án  kinh  doanh, thương mại phúc thẩm  số 27/2011/KDTM-PT ngày 21/9/2011  của Tòa án nhân dân  thành  phổ  Hà  Nội  và  Bản  án  kinh  doanh,  thương  mại  sơ  thẩm  số 01/2011/KDTM-ST  ngày  20/6/2011  của  Tòa  án  nhân  dân  quận  Hoàn  Kiếm, thành phố  Hà Nội;  giao  hồ  sơ  vụ  án  cho  Tòa  án  nhân  dân  quận  Hoàn  Kiếm, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 32/2019/KDTM-ST ngày 25/11/2019, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội quyết định:

1.  Bác yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần H đối với Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P về việc buộc  Công ty  TNHH Thiết kế và Xây dựng phải trả lại cho Công ty cổ phần H số tiền 6.308.478.665 đồng.

2.  Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P  buộc Công ty cổ phần H thanh toán cho Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P (tính đến ngày 20/11/2019), số tiền cụ thể sau:

+)  Tiền  thanh  toán  lần  03  (theo  Hợp  đồng  tư  vấn  thiết  kế  số 01/2008/PLC- HDC ngày 29/01/2008):  1.599.420.000 đồng.

+)  Tiền bồi thường (theo Điều 2.8.5b,  điều kiện chung của Hợp đồng tư vấn thiết kế số 01/2008/PLC-HDC ngày 29/01/2008) là: 406.704.690 đồng.

+)  Tiền lãi của số tiền 1.599.420.000 đồng là 2.080.735.870 đồng. Tổng cộng là: 4.086.860.560 đồng.

3.  Ngoài số tiền Công ty cổ phần H phải thanh toán cho Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P như trên,  Công ty cổ phần H còn phải thanh toán cho Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P số tiền  lãi của số tiền  1.599.420.000 đồng  kể  từ ngày  21/11/2019  cho  đến  khi  thanh  toán  xong theo  mức  lãi  suất chậm thanh toán mà các bên đã thỏa thuận là 12%/năm.

4. Đối với số tiền bồi thường (theo Điều 2.8.5b,  điều kiện chung của Hợp đồng  tư vấn  thiết  kế số 01/2008/PLC-HDC  ngày  29/01/2008)  là  406.704.690 đồng thì kể từ ngày Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P  có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi Công ty cổ phần H thanh  toán xong,  Công ty cổ phần H còn phải thanh toán tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Ngoài  ra, Tòa án cấp sơ thẩm  còn quyết định về án phí và quyền  kháng cáo của các đương sự.

Ngày 09/12/2019, Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P và Công ty cổ phần H đều có đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm nêu trên.

Tại  Bản  án  kinh  doanh,  thương  mại  phúc  thẩm  số  82/2020/KDTM-PT ngày  15+19/6/2020, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định: Sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 32/2019/KDTM-ST ngày 25/11/2019 cùa  Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm về cách tuyên đối với nghĩa vụ chịu lãi chậm thi hành án.

1.  Không chấp  nhận yêu  cầu  khởi kiện  của  Công ty cổ phần  H đối  với Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P về việc buộc Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P phải trả lại số tiền 6.308.478.665 đồng.

2. Chấp nhận một phần yêu cầu phản  tố của Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P.  Công ty cổ phần H phải thanh toán cho Công ty TNH Thiết kế và Xây dựng P  các  khoản:  1.599.420.000 đồng (tiền  thanh  toán giai đoạn  03  củaHợp  đồng  tư  vấn  thiết  kế) + 2.080.735.870  đồng  (lãi  suất  chậm  trả)  + 406.704.690 đồng  (tiền phạt do đơn phương chấm  dứt hợp đồng).  Tổng cộng: 4.086.860.560 đong.

Ngày 02/11/2020, Công ty cổ phần H có đơn đề nghị  giám  đốc thẩm  đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại  Quyết  định  kháng  nghị  số  02/KNGĐT-VC1-KDTM  ngày  02/3/2021, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội kháng nghị Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 82/2020/KDTM-PT ngày  15+19/6/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; đề nghị ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội hủy bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm nêu trên và hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 32/2019/KDTM-ST ngàỵ 25/11/2019 của Tòa án  nhân  dân  quận  Hoàn  Kiếm,  thành phố  Hà Nội;  giao  hồ  sơ cho  Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm  lại theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội  đề  nghị  ủy  ban Thẩm phán Tòa án  nhân  dân  cấp  cao tại  Hà Nội  chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố  tụng:  Tại  Giấy  ủy  quyền  ngày  01/10/2015  và  Giấy  ủy  quyền ngày  16/03/2016  thể  hiện  ông S là  người  đại  diện theo  pháp  luật của Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P ủy quyền cho ông D và ông N tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của bị đơn. Tuy nhiên, theo kết quả xác  minh tại  Cục  Quản  lý xuất nhập cảnh tại  Công văn  số  9089/A72-P4  ngàỵ 10/8/2015,  Công  văn  số  14733/A72-P4  ngày  11/12/2015  và  Công  văn  sổ 9443/QLXNC-P4 ngày  12/6/2019 xác định ‘‘ông S xuất cảnh ngày  18/10/2014, không có thông tin liên quan đến nhập, xuất cảnh của ông S trong khoảng thời gian từ 01/8/2015  đến ngày 07/6/2019”. Như vậy, có căn cứ xác định thời điểm ông S ký giấy ủy quyền cho ông D, ông N tham gia tố tụng thì ông S không có mặt tại Việt Nam. Trong trường hợp, các giấy ủy quyền này được lập, gửi về từ nước  ngoài  thì  theo  quy  định tại  Điều  478  Bộ  luật  Tố  tụng  dân  sự phải  được công chứng,  chứng thực và hợp pháp hóa lãnh  sự mới  có  giá trị  pháp lý.  Bên cạnh đó, việc xác định vào thời điểm lập giấy ủy quyền, ông S đang ở Việt Nam hay  ở nước  ngoài  còn  liên  quan  đến  việc  xem  xét,  xác  định  thẩm  quyền  giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ các nội dung  này  mà  đã  chấp  nhận  giá trị  và  nội  dung  của  giấy  ủy  quyền  (trong  khi nguyên  đơn  cũng  có yêu  cầu Tòa án xác minh tính  xác  thực  và tính hợp  pháp của các giấy ủy quyền này) là vi phạm nghiêm trọng tố tụng.

[2] Về yêu cầu phản tố, nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm tại Bản án số 82/2020/KDTM-PT  về  việc  yêu  cầu  phản  tố  không  bị  giới  hạn  bởi  thời  hiệu khởi kiện (tr.  15) là không đúng. Theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm  2004  và  Bộ  luật  Tố  tụng  dân  sự  năm  2015,  yêu  cầu  phản  tố  là  yêu  cầu không nằm trong yêu cầu của nguyên đơn, có thể được giải quyết bằng một vụ án độc  lập; việc giải quyết yêu cầu phản tố trong cùng vụ án là để kết quả giải quyết chính xác và nhanh hơn. Yêu cầu phản tố cũng chính là yêu cầu khởi kiện nên phải tuân thủ quy định về thời hiệu khởi kiện. Do đó, trường hợp có yêu cầu phản tố và có đương sự trong vụ án đề nghị áp dụng thời hiệu khởi kiện thì Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định xem yêu cầu phản tố có còn thời hiệu khởi kiện hay không mới đúng quy định pháp luật.

[3]  Về nội dung: Theo Hợp đồng tư vấn thiết kế giữa hai bên, điều kiện để  được Thanh toán  lần 3  là:  “Sau khi  nộp Hồ  sơ thiết kế  quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc  lên  Sở Quy hoạch  Kiến trúc  Hà Nội  hoặc  các  cơ quan  chức năng có thẩm  quyền tương đương và Hồ  sơ trên được thẩm  tra phê duyệt”.  Tài  liệu  hồ  sơ  vụ  án  cho  thấy,  sau  khi  nhận  được  Công  văn  số  99- 2008/CV- HĐ/QLDA ngày 03/9/2008 của Công ty cổ phần H thông báo về việc dừng  in  bản  vẽ  thiết  kế  do  thay  đổi  quy  mô  Dự  án  (nâng  số  tầng),  Công  ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P đã chấp thuận nội dung thông báo này của Công ty cổ phần H nên ngày 29/9/2008, Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P đã gửi Văn  bản  số  MLS/HD/29/9/08  về việc  “Chào  giá thiết kế  phí  công trình  khách sạn cao  cấp  H”  để  điều chỉnh giá cho  phương án thiết kế  mới.  Do không thỏa thuận được với nhau về việc điều chỉnh giá trị hợp đồng nên Công ty cổ phần H đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời  hạn.  Hai  bên tranh  chấp về việc giải quyết hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Công ty cổ phần H cho rằng đã thanh toán thừa cho Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P số tiền 278.841,8 USD (sau khi đối trừ số tiền đã tạm ứng với sổ tiền được thanh toán) nên khởi kiện đòi lại.

Công ty TNHH Thiết kế và Xâỵ dựng P không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần H và có yêu cầu phản tố buộc Công ty cổ phần H thanh toán tiền  lần 3  theo hợp đồng và khoản tiền phạt vi phạm. 

Thấy rằng, Công ty cổ phần H đã đơn phương chấm dứt hợp đồng (theo quy định tại điểm g Điều 2.8.1  Phần II) nên theo điểm a Điều 2.8.5 Phần II của Hợp đồng tư vấn thiết kế quy  định:  “Khi chấm dứt hợp đồng theo các Điều 2.8.1  hoặc  Điều 2.8.2  của Điều  kiện  chung của hợp  đồng,  các  bên  sẽ  thỏa thuận về  việc thanh toán cho Tư vấn thu nhập theo Điều 6 của Điều kiện chung của Hợp đồng trên cơ sở các phần dịch vụ Tư vấn đã thực hiện đạt yêu cầu và được chủ đầu tư chấp thuận trong thời gian trước ngày chấm dứt hợp đông có hiệu lực. Ngoài  ra, chủ đầu tư không phải thanh toán cho tư vấn bất kỳ khoản nào khác, ngoại trừ Điều 2.8.1.g  thì  chủ  đầu  tư  sẽ  bồi  thường  cho  tư  vấn  tương  đương  1%  giá  trị  hợp đồng”. Do đó, cần phải căn cứ vào giá trị khối lượng công việc thực tế mà Công ty TNHH Thiết  kế  và Xây  dựng  P  đã thực  hiện  để  làm  cơ  sở xác  định  nghĩa vụ thanh toán của Công ty cổ phần H.

 Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không yêu cầu Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P xuất trình tài liệu, chứng cứ  chứng  minh  khối  lượng  công  việc  thực  tế  mà  Công  ty  TNHH  Thiết  kế  và Xây dựng P đã thực hiện sau lần thanh toán thứ 2 của giai đoạn  1  được quy định tại Điều 6.4 Hợp đồng tư vấn thiết kế, đã chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị  đơn, buộc Công ty cổ phần H phải thanh toán cho Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P số tiền của lần thanh toán thứ 3 theo hợp đồng (tương ứng với  5%  phí  thiết  kế  xây  dựng)  là  không  đúng,  ảnh  hưởng  đến  quyền  lợi  của nguyên đơn.

[5]  Vì vậy, kháng nghị  của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội là có cơ sở nên cần hủy toàn bộ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào điểm a khoản  1  Điều 337, khoản 3 Điều 343, Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 02/QĐKNGĐT-VC1-KDTM ngày 02/3/2021  của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

2.  Hủy  toàn  bộ  Bản  án  kinh  doanh,  thương  mại  phúc  thẩm  số 82/2020/KDTM-PT ngày  15+19/6/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và hủy toàn bộ Bản án  kinh doanh, thương mại  sơ thẩm  số 32/2019/KDTM-ST ngày 25/11/2019 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội về vụ án “Tranh chấp hợp đồng tư vấn thiết kế” giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần H với bị đơn là Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P.

3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ:

“[2] Về yêu cầu phản tố, nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm tại Bản án số 82/2020/KDTM-PT về việc yêu cầu phản tố không bị giới hạn bởi thời hiệu khởi kiện (tr.  15)  là không đúng.  Theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm  2004  và  Bộ  luật  Tố  tụng dân sự năm  2015,  yêu  cầu phản  tố là yêu  cầu không nằm trong yêu cầu của nguyên đơn,  có thể được giải quyết bằng một vụ án độc lập; việc giải quyết yêu cầu phản tố trong cùng vụ án là để kết quả giải quyết chính xác và nhanh hơn.  Yêu cầu phản tố cũng chính là yêu cầu khởi kiện nên phải tuân thủ quy định về thời hiệu khởi kiện. Do đó,  trường hợp có yêu cầu phản tố và có đương sự trong vụ án đề nghị áp dụng thời hiệu khởi kiện thì Tòa án cấp sơ thẩm và  Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định xem yêu cầu phản tố có còn thời hiệu khởi kiện hay không mới đúng quy định pháp luật".

 

TAND Tp Đà Nẵng xét xử vụ tranh chấp hợp đồng đặt cọc – Ảnh: Dân trí

Nguồn: https://tapchitoaan.vn/an-le%C2%A0so-442021al-ve-viec-xac-dinh-thoi-hieu-khoi-kien-doi-voi-yeu-cau-phan-to5634.html