Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tội phạm ở Việt Nam

calendar_today29/09/2023

1. Thực thi pháp luật

Trong thực tế, có một số tội phạm thuộc tình trạng “nhạy cảm với cảnh sát”. Một số nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tội phạm tăng là do:

Các cơ quan công an đã chuyên nghiệp hóa hơn, năng cao trình độ phát hiện và xử lý thông tin cũng như nghiệp vụ phá án, ứng dụng công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động và tuyển dụng các nhân viên có trình độ học vấn cao hơn. 

+ Cách mà các cơ quan thực thi pháp luật nghiên cứu dữ liệu thống kê hình sự. 

+ Lượng công an huy động các khu vực dân sự mạnh mẽ hơn dẫn đến số vụ phạm tội được ghi nhận gia tăng qua đó làm tỉ lệ phạm tội trên phạm vi toàn quốc cũng tăng mạnh. 

+ Thành quả từ việc nâng cao kỹ năng lưu trữ hồ sơ của công an 

+ Cách mà các cơ quan thực thi pháp luật định nghĩa tội phạm cũng làm thay đổi tỉ lệ phạm tội. Một số cơ quan chỉ định nghĩa tội phạm một cách chung chung, nhưng đối với một số hành vi phạm tội lại có cách hiểu không thống nhất dẫn đến việc thực thi không đồng nhất. 

Chẳng hạn như trước đây các vụ phóng hỏa thường không được báo cáo đầy đủ tại nước Mỹ do nhiều sở cứu hỏa không báo cáo lên Cục điều tra liên bang, và đã có rất nhiều vụ trong số đó, dù được coi là do vô ý nhưng thực chất được thực hiện một cách cố ý. 

Việc thực thi pháp luật của cảnh sát cũng có liên quan tới sự thay đổi của tình hình tội phạm. Các tội phạm như mại dâm, tội phạm ma túy, vi phạm giao thông và tội phạm mạng thuộc nhóm những tội phạm “nhạy cảm” đối với cảnh sát. Bằng chứng là nếu đi sâu vào điều tra, cảnh sát có thể bắt được cả một ổ mại dâm, đáng kể hơn là khi họ chờ cho có người tới để trình báo tội phạm.

 

2. Việc định nghĩa pháp luật 

Các thay đổi về pháp luật góp phần làm thay đổi tỉ lệ tội phạm. Ví dụ như: BLHS VN 2015 đã giới hạn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của các tội phạm được thực hiện bởi người dưới 18 tuổi (đặc biệt là những người từ 14 đến dưới 16 tuổi) qua đó tỉ lệ tội phạm do người chưa thành niên thực hiện sẽ giảm rõ rệt trong thời gian thực thi bộ luật này.

Cụ thể: Theo thống kê của Cục cảnh sát hình sự và Bộ Công an. Trong năm 2012 tổng số vụ vi phạm luật do người chưa thành niên thực hiện (bao gồm các vụ án vi phạm hành chính và hình sự) là 8820 vụ. Tuy nhiên trong thời gian Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực đến năm 2016 tổng số vụ vi phạm do người chưa thành niên thực hiện đã giảm rõ rệt xuống còn 4926 vụ. Cũng theo thống kê này của cục Cảnh sát hình sự và Bộ Công an, trong hơn một thập kỉ vừa qua thì tổng số vụ vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện giảm mạnh khoảnh 65%. Còn số vụ án hình sự do NCTN thực hiện giảm khoảng 35%.

 

3. Tình hình tội phạm đối với phương tiện truyền thông.

Các yếu tố cần xem xét đến các yêu tố truyền thông làm gia tăng tỉ lệ tội phạm như sau:

+ Ngẫu nhiên khi chúng vụ án mà trong đó nạn nhân là những người vô tội còn thủ phạm lại là một kẻ là một không quen biết => tạo nên một ấn tượng rằng tội phạm có thể bất ngày xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ ai

+ Vụ án mà nạn nhân lại trực tiếp hoặc gián tiếp bị buộc tội cho điều xảy đến với họ lại bị truyền thông đã phần nào bóp méo sự thật => dư luận ngày một hoang mang, dẫn đến sự vào cuộc của lực lượng cảnh sát hoặc phải sửa đổi pháp luật.

+ Chúng ta thường dễ chấp nhận với việc chúng ta đang mất an toàn hơn là việc nghĩ chúng ta đang được an toàn. Độ an toàn của môi trường xung quanh càng cao thì các giác quan của chúng ta càng trở nên nhạy bén hơn.

+ Chúng ta có thể dễ dàng tiếp nhận được các tín hiệu cảnh báo nguy hiểm và khi các tín hiệu được lập đi lập lại chúng sẽ trở thành những trải nghiệm sẵn có, từ đó góp phần hình thành nhận thức về thế giới xung quanh.

Sự mơ hồ và việc tiếp cận thông tin một chiều dẫn đến việc nhận biết sai các biểu hiện tâm lý tiềm tàng. Các ý tưởng thể hiện quan điểm “mạnh tay với tội phạm” được chia sẽ ngày càng rộng rãi hơn. Chẳng hạn như người ta cho rằng việc quy định thời hạn giam giữ tối thiểu có thể là một sự răn đe đối với những kẻ phạm tội, các án tù dài hạn cũng sẽ là một phương pháp hiệu quả trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng biện pháp giáo dục cải tạo cùng thái độ phản xét cẩn trọng sẽ có hiệu quả hơn việc trừng phạt một cách cứng nhắc.

4. Lý giải về tình hình tội phạm

Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, tồn tại trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy nó có mối quan hệ và tác động qua lại với các hiện tượng quá trình xã hội khác mang tính chất tiêu cực và cả những hiện tượng xã hội tích cực. Nó chịu sự chi phối, quyết định của các hiện tượng, quá trình xã hội.

Tình hình tội phạm là thực trạng của tội phạm bao gồm thực trạng về mức độ và thực trạng về tính chất; diễn biến của tội phạm cũng bao gồm diễn biến về mức độ và diễn biến về tính chất.

 

4.1. Độ tuổi

Trong xã hội, thông thường người trẻ thường bị phát hiện trong những tội về tài sản cũng như bạo lực nhiều hơn ở các độ tuổi khác. Xã hội càng phát triển, các bậc cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc trẻ vị thành niên, phần lớn các bậc phụ huynh đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ giáo dục con cái cho nhà trường và các thầy cô giáo. Nhưng như một nghịch lý, nhà trường và các thầy cô giáo hiện nay chỉ chú trọng đến việc giáo dục và chăm lo đến sự phát triển về tri thức. Vì thế việc giáo dục về nhân cách cho học sinh bị thiếu hụt một cách nghiêm trọng.Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều trẻ vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội và các thú vui không lành mạnh khác với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các niềm vui mới. Chẳng hạn, việc nghiện game online bạo lực tỏ ra ngày càng nguy hiểm. Trong thực tế đã có học sinh bị đột tử và tâm thần bên cạnh nhiều học sinh sa sút học hành vì game online bạo lực. Chưa dừng ở mức độ tác hại đó, game online bạo lực còn làm tha hóa đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam đến mức tột cùng: bạn giết bạn, cháu giết ông bà, trò giết thầy và bắt cóc, tống tiền, thanh toán lẫn nhau.

4.2. Sự phát triển của nền kinh tế 

Sự phát triển của nền kinh tế có mối quan hệ tích cực với tội phạm , phát triển kinh tế có liên quan đến việc làm giảm tỷ lệ phạm tội. Có nhiều nghi vấn đặt ra như: Liệu nền kinh tế nghèo nàn sẽ giúp cho tỉ lệ phạm tội thấp hơn ví dụ các bậc phụ huynh thất nghiệp ở nhà có nhiều thời gian chăm sóc con cái cái, bảo vệ gia đình mình, hay liệu nền kinh tế kém phát triển người dân sẽ có ít tiền để chi tiêu có ít đồ dùng giá trị chị để có thể trộm cắp. Nhưng việc duy trì một nền kinh tế thế yếu kém và thất nghiệp chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ phạm tội. Những nhân tố thuộc  lĩnh vực kinh tế làm phát sinh tội phạm như: Thất nghiệp, đói nghèo, tác động của quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa hay tác động của quá trình di dân…Tỷ lệ đô thị hóa và tỷ lệ trợ cấp tác động cùng chiều đến tỷ lệ của tội phạm trộm cắp, và cướp tài sản. Bởi vì, đô thị hóa kéo theo việc di cư/nhập cư của người dân từ vùng nông thôn tới các thành phố. Điều này có thể dẫn tới các hệ quả như số người và tỷ lệ người thất nghiệp gia tăng. Thông thường tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị cao hơn so với khu vực nông thôn.

Cụ thể theo thống kê trong năm 2021, mấy tháng qua, dịch bệnh COVID - 19 đã làm nền kinh tế Việt Nam trì trệ trong GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn rất thấp trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng trưởng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp và xây dựng, Khu vực dịch vụ đều giảm lần lượt là 5,02% và 9,28% .GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam.  dẫn đến tỷ lệ phạm tội tăng. Nhiều vụ cướp giật xảy ra liên hoàn, bên cạnh đó còn xảy ra hàng chục vụ trộm cắp tài sản giá trị như xe máy, laptop, tiền bạc trong cùng một khu dân cư. Nhiều vụ việc cướp tài sản, hay sử dụng ma túy còn dẫn đến làm chết người.

Theo thống kê của Bộ Công an công bố 

- Số vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế: Toàn quốc xảy ra 22.042 vụ, so với năm 2019 tăng 3.708 vụ (+20,22%).

- Số vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về môi trường: Toàn quốc xảy ra 26.134 vụ, so với năm 2019 tăng 788 vụ (+3,11%).

- Số vụ phạm tội về ma túy: Toàn quốc xảy ra 25.598 vụ, so với năm 2019 tăng 2.784 vụ (+12,20%).

- Công tác truy nã: Toàn quốc đã bắt, vận động đầu thú, thanh loại 5.735 đối tượng truy nã, 1.405 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. So với năm 2019, số đối tượng truy nã bị bắt, vận động đầu thú, thanh loại tăng 186 (+3,35%), số đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm bị bắt, vận động đầu thú, thanh loại tăng 88 (+6,68%).

 

4.3. Tình trạng bất ổn xã hội 

Trong xã hội hiện nay có rất nhiều vấn đề về cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ phạm tội như sự gia tăng về số lượng các gia đình chỉ có bố hoặc mẹ, ly hôn ; bỏ học, sử dụng ma túy và có thai ở tuổi vị thành niên. Hay các yếu tố rất đơn giản về môi trường sống như nơi cư trú, cấu trúc xã hội, tỷ lệ dân số cao; các hành vi bất hợp pháp gia tăng, chi phí xã hội bị cắt giảm, Hạn chế trong quá trình quản lý, ý triển khai thực hiện các chính sách, sách chương trình về văn hóa giáo dục.

Tình hình phạm tội liên quan đến việc tổ chức quản lý, việc thực hiện các những chính sách xã hội. Có thể kể đến các nguyên nhân như : các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý , đùn đẩy trách nhiệm , không hợp tác giải quyết . Điều này dẫn đến dân chúng bức xúc, có những phản ứng tiêu cực, chống người thi hành công vụ , thực hiện hành vi trái pháp luật.Bên cạnh đó sẽ còn có cả các đối tượng lợi dụng sơ hở pháp luật chuộc lợi cá nhân.

Môi trường sống cư trú, cấu trúc dân cư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tội phạm : Nơi sinh sống sẽ ảnh hưởng đến nhân cách con người một cách rõ rệt, môi trường có nền kinh tế ổn định, văn hóa chính trị tốt, các hoạt động sinh hoạt xã hội lành mạnh thì tỷ lệ phạm tội sẽ thấp hơn.

5. Sự tác động của văn hóa đến tỉ lệ tội phạm

Để chứng minh văn hóa cũng có sự tác động đến tỉ lệ phạm tội chúng ta có thể thấy rằng tại Nhật Bản danh dự là một đặc điểm quan trọng của các nhân và người Nhật rất trung thành với những giá trị truyền thống, những điều đó tạo nên trật tự về luân lí. Mạng lưới của một nhóm xã hội tạo ra sự cam kết đến chuẩn mực xã hội. Một điều quan trọng của chuẩn mực văn hóa đó là sự kiên nhẫn khi tìm kiếm sự thay đổi, hợp tác để tiếp cận mục tiêu, dựa trên nền tảng sự tôn trọng người đi trước và tuổi tác và quan tâm đến phí tổn của mỗi cá nhân. Tập quán của người Nhật là đặt lợi ích của cá nhân dưới lợi ích của một nhóm làm ít hơn sự cạnh tranh vốn có, và bạo lực là một cái gì đó rất đáng xấu hổ. Rồi thì người Nhật Bản cũng bị ngăn chặn bởi những cư xử vô đạo đức không chỉ bởi những nguyên tắc đạo đức đúng sai mà bởi sự cần thiết phải tránh gây hổ thẹn cho bản thân, gia đình và những người thân quen.

6. Câu hỏi thường gặp liên quan đến tỉ lệ tội phạm

6.1 Cuộc khủng hoảng kinh tế 11/9/2001 ảnh hưởng đến tỉ lệ tội phạm ở Việt Nam như thế nào?

Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính ở nhiều nước trên thế giới; sự kiện nước Mỹ bị tấn công (11-9-2001); chiến tranh chống khủng bố ở ápganixtan và chiến tranh xâm lược Irắc do liên quân Mỹ - Anh phát động; các vụ khủng bố trên thế giới đã ảnh hưởng, tác động xấu đến tình hình kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nhiều nước, trong đó có nước ta, làm tội phạm có điều kiện phát triển, gia tăng.

 

6.2 Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến tỉ lệ tội phạm như thế nào?

Yếu tố quyết định chính ảnh hưởng đáng kể, tỷ lệ tội phạm bao gồm tăng trưởng GDP bình quân đầu người (LGDPG), tỷ lệ dân số đô thị (LURB); tỷ lệ lực lượng lao động (LLAB); tỷ lệ chi tiêu an ninh - quốc phòng  từ chính quyền trung ương (LMEXP). Hồi quy của mô hình Random Effect Model (REM). các yếu tố kinh tế - xã hội có thể giải thích khoảng 46,64% thay đổi của tỷ lệ tội phạm. Phần còn lại 53,36% được giải thích bởi các yếu tố phi kinh tế - xã hội như pháp lý.     

Nguồn: https://luatminhkhue.vn/nhung-yeu-to-anh-huong-den-ti-le-toi-pham-o-viet-nam.aspx