Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật phòng, chống thiên tai. Luật này quy định về hoạt động phòng, chống thiên tai, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai, quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện phòng, chống thiên tai. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống thiên tai tại Việt Nam. Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 2. Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. 3. Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. 4. Đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo. Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai 1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. 2. Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau. 3. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ. 4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành. 5. Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới. 6. Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều 5. Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai 1. Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng, chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ. 2. Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai. 3. Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương. 4. Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng, chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống thiên tai. 5. Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng, chống thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng, chống thiên tai. Điều 6. Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai 1. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai. 2. Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án phòng, chống thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền. 3. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền. 4. Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền. 2. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm: a) Cơ sở hạ tầng thông tin gồm hệ thống thông tin công cộng và trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; thiết bị quan trắc tự động truyền tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm; b) Cơ sở dữ liệu về thông tin gồm cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, động đất, sóng thần; cơ sở dữ liệu về thiên tai và thiệt hại thiên tai; cơ sở dữ liệu về hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; cơ sở dữ liệu về công trình hạ tầng có liên quan đến phòng, chống thiên tai; số liệu quan trắc và truyền phát tự động tại thời điểm thiên tai đang diễn ra. 3. Nhu yếu phẩm của tổ chức, cá nhân và hàng hóa, vật tư, thiết bị thuộc dự trữ quốc gia của cơ quan nhà nước phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, hóa chất, thiết bị xử lý nước, thuốc khử trùng và vật phẩm cần thiết khác để bảo đảm đời sống nhân dân khi thiên tai xảy ra. Điều 8. Nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai 1. Ngân sách nhà nước. 2. Quỹ phòng, chống thiên tai. 3. Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân. Điều 9. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai 1. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách nhà nước theo dự toán chi hằng năm và dự phòng ngân sách nhà nước. 2. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai theo dự toán chi hằng năm được sử dụng cho xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai; đầu tư, xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp. Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 3. Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng theo quy định sau đây: a) Hỗ trợ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; b) Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và các chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định cấp dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý các nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt; c) Trường hợp dự phòng ngân sách địa phương đã chi hết nhưng không đủ đáp ứng cho các nhu cầu khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ. Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ của địa phương và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều 10. Quỹ phòng, chống thiên tai 2. Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai: b) Các nguồn hợp pháp khác. 3. Quỹ phòng, chống thiên tai được sử dụng để hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai và ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động sau đây: a) Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; b) Hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học; c) Xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai. Điều 11. Nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai 1. Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống thiên tai dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai. 2. Việc phân bổ, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và có sự thống nhất của chính quyền địa phương nơi có đối tượng được hỗ trợ. 1. Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích khác của quốc gia; gây mất trật tự xã hội; xâm hại tài sản của Nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác. 2. Phá hoại, làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai. 3. Vận hành hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, cống, trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo chỉ đạo của người có thẩm quyền. 4. Thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển. 5. Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. 6. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. 7. Lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh. 8. Sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, làm thất thoát tiền và hàng cứu trợ; cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng. 9. Cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai. 10. Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra. HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI Điều 13. Nội dung phòng ngừa thiên tai 1. Xây dựng, phê duyệt và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai. 2. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành. 3. Xây dựng chính sách trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai. 4. Xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai và theo dõi, giám sát thiên tai. 6. Xác định cấp độ rủi ro thiên tai. 7. Xây dựng và quản lý công trình phòng, chống thiên tai. 8. Tổ chức, tham gia thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai đối với các cấp, các ngành và cộng đồng. 9. Chuẩn bị ứng phó thiên tai, bao gồm: a) Xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; b) Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó thiên tai; c) Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; tổ chức dự báo, cảnh báo thiên tai; d) Tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai. Điều 14. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai 1. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có biến động lớn về thiên tai. 2. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai trên phạm vi cả nước. 3. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng trên cơ sở sau đây: a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội; b) Thực tiễn hoạt động phòng, chống thiên tai của quốc gia; c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu; d) Nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai; đ) Nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai. Điều 15. Kế hoạch phòng, chống thiên tai 1. Kế hoạch phòng, chống thiên tai được xây dựng tại các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm. 2. Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã gồm các nội dung chính sau đây: a) Đánh giá và cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý; b) Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; chuẩn bị địa điểm sơ tán; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai; c) Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai; d) Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương; đ) Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai. 3. Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện gồm các nội dung chính sau đây: a) Đánh giá và cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý; b) Tình hình thiên tai của địa phương; c) Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm xây dựng công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân cấp; tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai; d) Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai, trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; đ) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; e) Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương; g) Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai. 4. Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh gồm các nội dung chính sau đây: a) Đánh giá, cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý; b) Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quản lý; d) Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đ) Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai; e) Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai. 5. Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp bộ gồm các nội dung chính sau đây: a) Đánh giá, cập nhật hằng năm về kinh tế - xã hội, tình hình phát triển ngành và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý; b) Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển ngành; c) Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai; d) Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; đ) Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai; e) Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai trong phạm vi quản lý của bộ. 6. Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia gồm các nội dung chính sau đây: a) Đánh giá, cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng trên quy mô toàn quốc; b) Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển của các ngành, địa phương trong phạm vi cả nước; d) Xác định nội dung phòng, chống thiên tai cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; đ) Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai; e) Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai trong phạm vi cả nước. 7. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai của địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên tổng hợp, chỉ đạo. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kế hoạch phòng, chống thiên tai với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Quốc phòng; b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và báo cáo kế hoạch phòng, chống thiên tai với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Quốc phòng; 1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước, địa phương, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành phải có nội dung phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, địa phương để bảo đảm phát triển bền vững. 2. Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, nội dung lồng ghép bao gồm: a) Xác định biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội; b) Xác định và thực hiện biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và làm tăng nguy cơ thiên tai; c) Xác định biện pháp xây dựng hệ thống hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng, chống thiên tai; d) Xác định nguồn lực để thực hiện biện pháp lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai. 3. Trách nhiệm lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; b) Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu, giúp Chính phủ lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Điều 17. Xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai; theo dõi, giám sát thiên tai 1. Hoạt động xác định, đánh giá, phân vùng rủi |
||||