QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO TRỢ, TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ TRẺ EM Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em. 1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em. 2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan. 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này xảy ra trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác, gồm: a) Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính; b) Tổ chức có hành vi vi phạm hành chính: các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; cơ sở tôn giáo; tổ chức dịch vụ chi trả; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí và thể thao; cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở giáo dục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở dịch vụ khác. 2. Người có thẩm quyền lập biên bản. 3. Người có thẩm quyền xử phạt. 4. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này. Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 2. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả 1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. 2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội; b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cơ sở dịch vụ, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy nổ; c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cá nhân, tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ không an toàn, không thân thiện, gây tổn hại cho trẻ em hoặc bán chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; d) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên môi trường mạng; đ) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. 3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, đ, h và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát; b) Buộc hoàn trả các khoản tiền đã thu trái pháp luật; c) Buộc xin lỗi khi có yêu cầu; d) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có); đ) Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em; e) Buộc thực hiện công khai chính xác thông tin theo quy định, buộc cải chính thông tin sai sự thật; g) Buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp; h) Buộc di dời cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em do đặt không đúng phạm vi; i) Buộc thực hiện kịp thời các biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu an toàn; k) Thu hồi, xóa, gỡ bỏ các thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em; l) Buộc chi trả cho người cao tuổi khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước; m) Buộc chi trả đủ số tiền trợ cấp cho đúng đối tượng; n) Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung; o) Buộc nộp lại giấy xác nhận mức độ khuyết tật; p) Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, xuất bản phẩm điện tử; q) Buộc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em; r) Buộc xóa, gỡ bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em; s) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt trái phép. 4. Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm b, g và n khoản 3 Điều này thực hiện như sau: a) Đối với biện pháp buộc hoàn trả các khoản tiền đã thu trái pháp luật: trường hợp không xác định được người để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; b) Đối với biện pháp buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp, dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung: người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung theo quy định của pháp luật. Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt 1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng. 2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. 3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ Mục 1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO TRỢ, TRỢ GIÚP XÃ HỘI Điều 6. Vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội 4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Khai báo gian dối để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; b) Khai báo gian dối để được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng; 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điều 7. Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: b) Không chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi; Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, 2 và 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điều 8. Vi phạm về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không lưu trữ các loại hồ sơ của đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật; 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất của cơ sở trợ giúp xã hội sai mục đích; b) Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định của pháp luật; d) Không tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cơ sở hoạt động mà không đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật; b) Cơ sở hoạt động mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật. 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điều 9. Vi phạm quy định về trách nhiệm của tổ chức dịch vụ chi trả 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Chi trả trợ cấp không đủ mức cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật; b) Chi trả trợ cấp không đúng thời hạn cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội; b) Chi trả trợ cấp không đúng đối tượng bảo trợ xã hội. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chi trả đủ số tiền trợ cấp cho đúng đối tượng đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 và các điểm a, b khoản 2 Điều này. Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý tiền, hàng cứu trợ 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn; b) Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng; 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điều 11. Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật; c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; Điều 13. Vi phạm quy định về trách nhiệm giáo dục đối với người khuyết tật của cơ sở giáo dục 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp với người khuyết tật theo quy định của pháp luật; d) Từ chối người khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn theo quy định của pháp luật; e) Không thực hiện ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật; g) Cản trở quyền học tập của người khuyết tật. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điều 15. Vi phạm quy định về tham gia giao thông dành cho người khuyết tật, người cao tuổi Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 1. Không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật, người cao tuổi; Điều 16. Vi phạm quy định về thông tin và truyền thông dành cho người khuyết tật 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 17. Vi phạm về xác định mức độ khuyết tật 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; b) Thực hiện không đầy đủ phương pháp xác định mức độ khuyết tật, xác định lại mức độ khuyết tật. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: |
||||
Đang cập nhật |