SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 156/2020/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau: 1. Sửa đổi khoản 1 Điều 1 như sau: “1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.” 2. Bổ sung khoản 9 và khoản 10 vào sau khoản 8 Điều 3 như sau: “9. "Che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là việc các tổ chức, cá nhân thỏa thuận hoặc thực hiện giao dịch hoặc theo bất kỳ phương thức nào mà thông qua đó một bên cung cấp hoặc giao tiền, tài sản cho bên kia để bên kia đứng tên mua, sở hữu chứng khoán, từ đó bên cung cấp hoặc giao tiền, tài sản trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây: a) Che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của cổ đông sáng lập; cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của người nội bộ; b) Che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh không thực hiện chào mua công khai đối với một hoặc một số chứng khoán; c) Che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ vượt quá tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 10. “Tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” là việc tổ chức, cá nhân tạo dựng, công bố thông tin không chính xác so với thông tin thực tế, thông tin không có thật hoặc thông tin không đúng so với thông tin đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác nhận, chứng thực hoặc là việc tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi, giao dịch hoặc bất cứ phương thức nào hoặc kết hợp với việc công bố thông tin sai sự thật để che giấu thông tin khi báo cáo, công bố hoặc trốn tránh không báo cáo, công bố thông tin theo quy định pháp luật chứng khoán, gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.” 3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của các khoản 1, 2 và 3 Điều 4 như sau: a) Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 4 như sau: “c) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng;” b) Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 4 như sau: “a) Đình chỉ hoạt động chào mua công khai; hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán; hoạt động văn phòng đại diện; hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán; hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng;" c) Sửa đổi, bổ sung các điểm a, i, k và n khoản 3 Điều 4 như sau: “a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; buộc thu hồi cổ phiếu phát hành thêm; buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành trong khoảng thời gian vượt quá thời gian quy định; buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng; i) Buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn của từng nhà đầu tư ủy thác, của từng quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam quản lý; buộc quản lý tách biệt tài sản ủy thác, tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán và tài sản của chính công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản của từng quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của từng khách hàng ủy thác và tài sản của ngân hàng; buộc dừng thực hiện hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán; k) Buộc quản lý tách biệt tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ, tài khoản ký quỹ bù trừ là tiền và chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; buộc mở tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ, tài khoản ký quỹ bù trừ chi tiết cho từng khách hàng; buộc quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của từng khách hàng và của khách hàng với thành viên bù trừ; n) Buộc dừng thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng; buộc dừng thực hiện hoạt động văn phòng đại diện;” d) Bổ sung các điểm p, q và r vào sau điểm o khoản 3 Điều 4 như sau: “p) Buộc nộp hồ sơ thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng hoặc về thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng; q) Buộc dừng thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam; r) Buộc nộp lại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị tẩy xóa, sửa chữa." 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau: “Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán 1. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán khi có hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định này. 2. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần và các vi phạm này được phát hiện ở cùng một thời điểm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt thì xử phạt vi phạm hành chính một lần về hành vi vi phạm, đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần. Đối với các trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần dưới đây bị xử phạt về một hành vi có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần: a) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không báo cáo khi có sự thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi không còn là cổ đông lớn hoặc không còn là nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 33 Nghị định này; b) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch hoặc không báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Nghị định này; c) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch hoặc thực hiện hành vi giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký hoặc ngoài khoảng thời gian Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin hoặc vượt quá giá trị đăng ký quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 33 Nghị định này; d) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn hoặc không công bố đối với thông tin phải công bố quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định này, thực hiện hành vi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Nghị định này. 3. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền: a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này để xử phạt; b) Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân; c) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15, khoản 2 Điều 30 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định cả mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức và cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.” 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau: “Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được quy định như sau: a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm; b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. 3. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này được quy định như sau: a) Đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán tại điểm a khoản 5 Điều 8, các điểm a, b, c khoản 5 Điều 10, khoản 2 Điều 12 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng khoán hoặc là ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền hoặc là ngày chuyển quyền sở hữu cổ phiếu; b) Đối với hành vi vi phạm chậm hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4, điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 13 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; c) Đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày giao dịch đầu tiên của chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; d) Đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24, điểm b khoản 5 Điều 30, điểm b khoản 4 Điều 32 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán; trường hợp không xác định được ngày tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung; đ) Đối với hành vi vi phạm quy định về báo cáo, công bố thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42, điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện báo cáo, công bố thông tin; e) Đối với hành vi che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện công bố thông tin theo quy định hoặc bán chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai hoặc bán chứng khoán để nắm giữ không vượt quá tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng." 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau: “1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 8; khoản 2 và khoản 3 Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 3 và khoản 4 Điều 12; khoản 8 Điều 13; khoản 4 và khoản 5 Điều 18; khoản 4 Điều 19; khoản 6 Điều 24; khoản 3 Điều 28; khoản 4 Điều 31; khoản 4 Điều 34; khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 36; khoản 3 Điều 38; khoản 5a Điều 42; điểm d khoản 4 và điểm b khoản 6 Điều 45 Nghị định này thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.” 7. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 9 Điều 8 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 8 như sau: b) Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 8 như sau: c) Sửa đổi, bổ sung các điểm b, c và d khoản 3 Điều 8 như sau: d) Sửa đổi, bổ sung các điểm a và b khoản 4 Điều 8 như sau: đ) Sửa đổi điểm b và bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 5 Điều 8 như sau: e) Sửa đổi, bổ sung các điểm a, c, đ và e khoản 9 Điều 8 như sau: |
||||
Đang cập nhật |