SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 88/2019/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2019 QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013; Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng 1. Sửa đổi, bổ sung điểm m khoản 2 Điều 1 như sau: “m) Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố; phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;”. 2. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau: “Điều 2a. Vi phạm hành chính nhiều lần Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các hành vi vi phạm hành chính nhiều lần là tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 5; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 14a; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 23; các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 28a; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; khoản 1 Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43; Điều 44; Điều 44a; Điều 45; Điều 45a; Điều 46; Điều 47; Điều 50; Điều 51 Nghị định này.”. 3. Bổ sung Điều 2b vào sau Điều 2a như sau: “Điều 2b. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này được quy định như sau: 1. Đối với hành vi vi phạm quy định về nhận tiền gửi, cấp tín dụng, nhận ủy thác và ủy thác, mua trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động liên ngân hàng tại điểm a khoản 2 Điều 12; điểm b khoản 3, điểm a, b, đ, g khoản 5, điểm b khoản 6, khoản 8 Điều 14; điểm a khoản 1 Điều 15; khoản 3, điểm a, d, đ khoản 4 Điều 16; khoản 5, khoản 6 Điều 17 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo thỏa thuận, hợp đồng liên quan đến hành vi vi phạm hành chính. 2. Đối với hành vi vi phạm quy định về công bố, niêm yết công khai thông tin, cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo tại khoản 1 Điều 8; điểm a khoản 1 Điều 12; điểm a khoản 1 Điều 13; điểm c khoản 1 Điều 14; điểm c khoản 4 Điều 17; điểm d khoản 2 Điều 21; điểm a, c khoản 3 Điều 23; điểm a khoản 3 Điều 24; điểm a khoản 1 Điều 30; điểm a khoản 1 Điều 38; điểm a, b, d khoản 1, khoản 2, điểm a, b, c khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 47 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện công bố, niêm yết công khai, cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo, sửa đổi, bổ sung thông tin, tài liệu, báo cáo. 3. Đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký, thông báo, thực hiện thủ tục hành chính, gửi, ban hành quy định nội bộ, nội quy, phương án tại Điều 7; điểm b khoản 2 Điều 8; khoản d, đ, e, g khoản 3 Điều 23; điểm a khoản 2 Điều 28; điểm a, b, c khoản 3 Điều 30; điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện đăng ký, thông báo, thực hiện thủ tục hành chính, gửi, ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ, nội quy, phương án. 4. Đối với hành vi vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn, phân loại tài sản có, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tại Điều 35; điểm a, b, c khoản 1 Điều 36 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện đúng tỷ lệ bảo đảm an toàn, phân loại tài sản có, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật. 5. Đối với hành vi vi phạm quy định về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản tại Điều 5 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.”. 4. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 4 Điều 3 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau: “a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc hoàn trả các loại phí đã thu sai cho tổ chức, cá nhân nộp phí; buộc hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt cho khách hàng; buộc thu hồi nợ; buộc thu hồi số vốn sử dụng không đúng quy định; buộc thu hồi phần số dư cấp tín dụng vượt mức hạn chế, giới hạn; buộc nộp lại giấy phép đã bị tẩy xóa, sửa chữa;”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm m, n khoản 4 như sau: “m) Không được ký hợp đồng thanh toán thẻ với các tổ chức thanh toán thẻ khác; không được ký hợp đồng đại lý thanh toán với các bên giao đại lý thanh toán khác; n) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp: thu hồi giấy phép; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đồi ngoại tệ; thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài; thu hồi giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân; thu hồi giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng; thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;”; c) Bổ sung điểm p, q vào sau điểm o khoản 4 như sau: “p) Buộc chấm dứt hoạt động đại lý thanh toán; buộc tách biệt tài khoản thanh toán chỉ sử dụng cho hoạt động đại lý thanh toán; q) Buộc thực hiện các quy định về nhận biết, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; buộc ban hành quy định nội bộ đúng quy định pháp luật; buộc thực hiện đúng quy định pháp luật về quan hệ ngân hàng đại lý, các giao dịch liên quan tới công nghệ mới, giám sát đặc biệt một số giao dịch, đánh giá rủi ro.”. 5. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau: “Điều 3a. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả Việc thi hành một số biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng như sau: 1. Đối với biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp: thu hồi giấy phép; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ; thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài; thu hồi giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân; thu hồi giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng; thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này. 2. Đối với biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp: đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này. 3. Đối với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa: căn cứ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.”. 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 8 Điều 4 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau: “6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Vi phạm quy định về sử dụng thuật ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định tại Điều 5 Luật Các tổ chức tín dụng.”; b) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 8 như sau: 7. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều 5 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau: b) Bổ sung điểm c, d, đ vào sau điểm b khoản 5 như sau: “c) Thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; d) Tự nguyện chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; đ) Thực hiện nội dung hoạt động, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.”; c) Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 6 như sau: “đ) Cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.”. 8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 10 như sau: b) Góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng không đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 54 Luật Các tổ chức tín dụng.”. 9. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 14 như sau: a) Bổ sung các điểm d, đ, e, g vào sau điểm c khoản 1 như sau: b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau: “b) Miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng khi chưa ban hành quy định nội bộ;”. 10. Bổ sung Điều 14a vào sau Điều 14 như sau: “Điều 14a. Vi phạm quy định về điểm giới thiệu dịch vụ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: 1. Không ký kết hợp đồng về việc mở điểm giới thiệu dịch vụ. 11. Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 4 Điều 16 như sau: “đ) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu chuyển đổi.”. 12. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 17 như sau: a) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 như sau: b) Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 2 như sau: c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau: “5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau: a) Mua, bán có kỳ hạn các loại giấy tờ có giá không được phép mua, bán; 13. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 23 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 4 như sau: b) Bổ sung điểm i vào sau điểm h khoản 5 như sau: c) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 6 như sau: d) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 như sau: “10. Biện pháp khắc phục hậu quả: Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 5, điểm c khoản 6 Điều này.”. 14. Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 10 Điều 24 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau: b) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 như sau: “10. Biện pháp khắc phục hậu quả: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.”. 15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 26 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau: “b) Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau: “a) Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thanh toán;”; c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau: “5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: d) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau: “6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: |
||||
Đang cập nhật |