Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011; Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 25 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3 năm 2020; Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp 1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 2 như sau: “a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;”. 2. Bổ sung điểm m vào sau điểm l khoản 3 Điều 3 như sau: “m) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3; giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép.”. 3. Bổ sung Điều 4a và Điều 4b vào sau Điều 4 như sau: “Điều 4a. Quy định về vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm nhiều lần 1. Hành vi vi phạm đã kết thúc, hành vi vi phạm đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. 2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần: a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm hành chính và không áp dụng tình tiết tăng nặng do vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 và 3 Điều 6; khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 13; khoản 5 Điều 16; khoản 5 Điều 17; khoản 2 Điều 18; Điều 21; khoản 2 Điều 22; khoản 1 và 3 Điều 23; điểm a khoản 2 Điều 56 Nghị định này thì không xử phạt về từng hành vi vi phạm hành chính mà áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Điều 4b. Thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính 1. Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. 2. Biên bản, tài liệu, văn bản hoặc giấy tờ liên quan khác ghi nhận việc thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả phải có trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 57 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 3. Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc tài sản khác có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện và được xác định như sau: a) Số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do cá nhân, tổ chức vi phạm cung cấp; trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền cá nhân, tổ chức thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đó; b) Số lợi bất hợp pháp thu được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng; trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy; c) Số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính là các tài sản khác theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản ghi trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó. Trường hợp vật, tài sản khác là hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ thì số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.”. 4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 như sau: b) Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 như sau: 5. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 14 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: 6. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 15 như sau: a) Sửa đổi khoản 2 và bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau: 7. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 16 như sau: a) Sửa đổi khoản 1, khoản 2 như sau: 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau: d) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau: “7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”; đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau: “8. Biện pháp khắc phục hậu quả: 8. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 17 như sau: a) Sửa đổi khoản 1, khoản 2 như sau: 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau: d) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau: “7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”; đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau: “8. Biện pháp khắc phục hậu quả: 9. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau: “Điều 18. Vi phạm quy định về kiểm soát hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”. 10. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 19 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau: “4. Biện pháp khắc phục hậu quả: 11. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 23 như sau: 12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 24 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: b) Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 như sau: c) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau: “7. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ việc nhập khẩu hóa chất từ 01 tháng đến 03 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6a Điều này.”. 13. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 26 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: |
||||
Đang cập nhật |