HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025; Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025; Xét Tờ trình số 453/TTr-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc đề nghị ban hành Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Báo cáo thẩm tra số 103/BC-HĐND ngày 12 tháng 4 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa XII, Kỳ họp thứ Năm (chuyên đề) thông qua ngày 15 tháng 4 năm 2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 4 năm 2022./.
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI Nghị quyết này quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm (gồm ngân sách Trung ương và vốn đối ứng của ngân sách tỉnh) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (sau đây gọi tắt là Chương trình). 1. Các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình (sau đây gọi tắt là Sở, ban, ngành và địa phương). 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025. Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm 1. Tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 2. Ưu tiên bố trí thêm ngân sách địa phương để thực hiện một số lĩnh vực sau: a) Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). b) Phát triển dân cư vùng biên giới; ổn định dân cư vùng đồng bào DTTS&MN (ưu tiên cho địa bàn đặc biệt khó khăn), chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng và quy hoạch, bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư phù hợp với cảnh quan, địa hình khu vực và đặc điểm kiến trúc của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). c) Huy động trẻ em trong độ tuổi đi học đến lớp; củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú; tổ chức tốt việc dạy - học, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, nội trú; thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với nhà giáo, học sinh; đảm bảo đào tạo nghề nông thôn có địa chỉ và nhu cầu học tập của mọi người; dạy tiếng nói, chữ viết các DTTS. d) Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng tỉnh Gia Lai giàu bản sắc văn hóa dân tộc. 3. Ngân sách tỉnh đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng cho cả Chương trình theo tỷ lệ được quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg . 4. Phân bổ vốn của Chương trình bảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, dễ áp dụng, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 5. Các sở, ban, ngành và địa phương tham gia thực hiện Chương trình căn cứ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước được giao xây dựng kế hoạch thực hiện, xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, xây dựng phương án phân bổ vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp chung, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban Dân tộc theo quy định. 6. Nguồn vốn phân bổ hằng năm của Chương trình phải phù hợp với kế hoạch trung hạn được cấp có thẩm quyền thông qua và khả năng cân đối ngân sách hằng năm; ưu tiên bố trí vốn hoàn thành các chương trình, dự án chuyển tiếp từ kế hoạch năm trước sang năm sau; ưu tiên các địa phương giải ngân nhanh để tạo điều kiện sớm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình. Điều 4. Định mức và phương pháp phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình 1. Tổng số vốn (vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) phân bổ cho từng Sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh được tổng hợp từ vốn phân bổ cho từng Sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh theo tỷ lệ % quy định trong tiêu chí phân bổ vốn của các Dự án, Tiểu dự án, Nội dung của Quy định này. 2. Tổng số vốn (vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) phân bổ cho các địa phương được tổng hợp từ vốn phân bổ cho Dự án, Tiểu dự án, Nội dung thứ i của địa phương đó theo quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Vốn phân bổ của Dự án, Tiểu dự án, Nội dung cho các địa phương được xác định như sau:
Trong đó: - Điểm số của Dự án, Tiểu dự án, Nội dung thứ i của địa phương K (XK,i): áp dụng phương pháp tính điểm theo tiêu chí phân bổ vốn thực hiện các dự án được quy định tại Điều 5 đến Điều 14 của Quy định này. - Tổng số điểm theo tiêu chí của Dự án, Tiểu dự án, Nội dung thứ i của tất cả các địa phương: là tổng điểm số của Dự án, Tiểu dự án, Nội dung thứ i của 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. 1. Phân bổ vốn đầu tư a) Phân bổ vốn cho các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh: Không. b) Phân bổ vốn cho các địa phương: Áp dụng phương pháp tính điểm theo các tiêu chí như sau:
Số lượng (a, b, c, d) căn cứ số liệu nhu cầu cần hỗ trợ thực tế của các địa phương, được tổng hợp trong Kế hoạch thực hiện Chương trình được Ủy ban nhân dân tỉnh (Ủy ban nhân dân tỉnh) phê duyệt. 2. Phân bổ vốn sự nghiệp a) Phân bổ vốn cho các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh: Không. b) Phân bổ vốn cho các địa phương: Áp dụng phương pháp tính điểm theo các tiêu chí như sau:
Số lượng (a, b) căn cứ số liệu nhu cầu cần hỗ trợ thực tế của các địa phương, được tổng hợp trong Kế hoạch thực hiện Chương trình được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. 1. Phân bổ vốn đầu tư a) Phân bổ vốn cho các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh: Không. b) Phân bổ vốn cho các địa phương: Áp dụng phương pháp tính điểm theo các tiêu chí như sau:
Nguồn số liệu căn cứ nhu cầu thực tế của từng địa phương, được tổng hợp trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình và các quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền. 2. Phân bổ vốn sự nghiệp a) Phân bổ vốn cho các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh: Không. b) Phân bổ vốn cho các địa phương: Áp dụng phương pháp tính điểm theo tiêu chí như sau:
Nguồn số liệu căn cứ nhu cầu thực tế của từng địa phương, được tổng hợp trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình và các quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền. 1. Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân 1.1. Phân bổ vốn đầu tư: Không. 1.2. Phân bổ vốn sự nghiệp a) Phân bổ vốn cho các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh: Không. b) Phân bổ vốn cho các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh: Áp dụng phương pháp tính điểm theo các tiêu chí như sau:
Số lượng (a, b, c, d, đ, e) căn cứ số liệu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi và số liệu báo cáo tình hình thực tế thực hiện của các địa phương, đơn vị chủ rừng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp. 2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN. 2.1. Phân bổ vốn đầu tư Phân bổ vốn đầu tư cho Nội dung 2: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý: a) Phân bổ vốn cho các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh: Không. b) Phân bổ vốn cho các địa phương: Áp dụng phương pháp tính điểm theo các tiêu chí như sau:
|