HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2022/NQ-HĐND

Bắc Kạn, ngày 27 tháng 4 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA; HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ TÁM (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo thẩm tra số 40/BC-HĐND ngày 21 tháng 4 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; hỗ trợ nâng cao năng lực cho khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, bao gồm các hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

b) Quy định chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cho khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2. Nguyên tắc chung

a) Đối với chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa:

- Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của tỉnh và các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, được cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm của tỉnh, huyện, thành phố.

- Hỗ trợ phù hợp với định mức kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành, đơn giá theo quy định hiện hành.

- Các sản phẩm sản xuất phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

- Các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết đã đăng ký, nếu không thực hiện đúng thì phải bồi hoàn số kinh phí đã được hỗ trợ (trừ các trường hợp bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh), đồng thời, không được hưởng các chính sách khuyến khích về phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước trong thời gian 05 năm kể từ thời điểm xác định là vi phạm.

b) Đối với chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cho khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn:

- Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước với khả năng cân đối ngân sách của tỉnh để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn 2021-2025.

- Ưu tiên hỗ trợ cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động gắn với chuỗi giá trị, liên kết với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tập thể khác; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có số lượng thành viên lớn và có nhiều tác động tích cực đến các thành viên và cộng đồng.

- Các chính sách hỗ trợ đối với liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025.

c) Trong cùng một thời điểm, nội dung có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau (kể cả các chương trình, dự án khác), đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.

d) Việc xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện chính sách được thực hiện cùng với kỳ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách hằng năm; trình tự xây dựng kế hoạch, lập và giao dự toán ngân sách được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Đối tượng, điều kiện, nội dung và mức hỗ trợ: Quy định chi tiết tại phụ lục kèm theo Nghị quyết.

4. Phương thức hỗ trợ

a) Đối với nội dung hỗ trợ phối giống nhân tạo cho trâu, bò cái sinh sản: Hỗ trợ sau khi bê, nghé sinh ra và được nghiệm thu kết quả theo quy định.

b) Đối với nội dung hỗ trợ phát triển trồng cây lâm nghiệp đa mục đích, cây chè shan tuyết, cây ăn quả đặc sản: Hỗ trợ trực tiếp (sau khi có kết quả nghiệm thu hàng năm của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền).

c) Đối với nội dung hỗ trợ sản phẩm OCOP đạt chuẩn: Hỗ trợ sau khi sản phẩm đã được cấp có thẩm quyền cấp quyết định công nhận lại, nâng hạng sản phẩm OCOP.

d) Các nội dung còn lại: Hỗ trợ sau đầu tư.

5. Nguồn kinh phí thực hiện

a) Ngân sách địa phương (ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, xã);

b) Ngân sách Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia;

c) Nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, tổ chức thực hiện nghị quyết và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tài sản của các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

3. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

4. Các tổ chức, cá nhân đã và đang triển khai thực hiện các dự án được phê duyệt trước khi Nghị quyết này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

5. Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bố trí kinh phí từ các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện chính sách, đảm bảo hoàn thành mục tiêu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.

6. Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm, khuyến khích Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố sử dụng ngân sách được cấp và huy động thêm nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa X, kỳ họp thứ tám (kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 27 tháng 4 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 07 tháng 5 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VPQH, VPCP, VPCTN;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Vụ Pháp chế (Bộ Nông nghiệp và PTNT);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh;
- TT Huyện (Thành) ủy, HĐND, UBND,
UBMTTQVN các huyện, thành phố;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- LĐVP;
- Phòng Công tác HĐND;
- Lưu VT, HS.

CHỦ TỊCH




Phương Thị Thanh

 

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA; HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 27 tháng 4 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

STT

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ

ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ/QUY MÔ HỖ TRỢ

NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ

I

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

1

Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết

a) Nông dân, chủ trang trại, người được ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hợp tác (sau đây gọi chung là nông dân).

b) Cá nhân, người được ủy quyền đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cá nhân).

c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã).

d) Doanh nghiệp.

đ) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện sản xuất hàng hóa, liên kết hợp tác gắn với tiêu thụ sản phẩm.

a) Điều kiện hỗ trợ: Các loại cây trồng, vật nuôi đủ điều kiện hỗ trợ có trong danh mục ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích ưu tiên hỗ trợ được UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

- Liên kết đảm bảo ổn định:

+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm;

+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm.

- Dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

b) Quy mô hỗ trợ:

- Các hình thức liên kết quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 4 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP và đáp ứng quy mô (tính cho 01 chu kỳ hoặc vụ sản xuất), quy mô cụ thể như sau:

+ Lĩnh vực trồng trọt: Diện tích tối thiểu đối với cây lúa 20 ha; cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm (ngô, các loại khoai, các loại đậu, dong riềng...) 10 ha; cây dược liệu, rau, hoa 02 ha; nấm các loại 10 tấn nguyên liệu.

Đối với dự án liên kết có từ 02 loại cây trồng trở lên, trong đó 01 loại cây trồng bắt buộc đảm bảo theo diện tích tối thiểu nêu trên và những cây trồng còn lại có quy mô bằng 50% quy mô theo quy định.

+ Lĩnh vực chăn nuôi: Quy mô tối thiểu đối với gia cầm, thủy cầm 6.000 con (gồm gà, vịt); lợn bản địa (lợn thịt 400 con; lợn sinh sản 100 con); trâu, bò thịt 100 con; trâu, bò sinh sản 60 con.

+ Lĩnh vực thủy sản: Có diện tích ao hồ tối thiểu 01 ha, lồng bè tối thiểu 300m3.

+ Lĩnh vực lâm nghiệp có diện tích tối thiểu 50 ha; cơ sở sản xuất, chế biến gỗ (sản phẩm tinh chế, sản phẩm hoàn thiện) có công suất tối thiểu 5.000 tấn/năm; 15.000 m3/năm hoặc 10.000 sản phẩm/năm.

- Loại hình liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có giá trị nguyên liệu đầu vào từ 2.000 triệu đồng/năm trở lên.

Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 150 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.

2

Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết

 

Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 5.000 triệu đồng.

3

Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm

 

Hỗ trợ tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã thực hiện dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cụ thể:

a) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Lĩnh vực trồng trọt: Mức hỗ trợ tối đa không quá 900 triệu đồng/dự án (300 triệu đồng/01 vụ).

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/chu kỳ (hỗ trợ sau chăm sóc nghiệm thu năm thứ 4).

- Lĩnh vực chăn nuôi:

+ Hỗ trợ chăn nuôi gà, vịt: Hỗ trợ tối đa không quá 900 triệu đồng/dự án (300 triệu đồng/01 chu kỳ).

+ Hỗ trợ chăn nuôi lợn bản địa (lợn thịt, lợn sinh sản): Hỗ trợ tối đa không quá 1.200 triệu đồng/dự án (400 triệu đồng/01 chu kỳ).

+ Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò thịt; trâu, bò sinh sản: Hỗ trợ tối đa không quá 1.500 triệu đồng/dự án (500 triệu đồng/01 chu kỳ).

- Lĩnh vực thủy sản: Hỗ trợ tối đa không quá 900 triệu đồng/dự án (300 triệu đồng/01 chu kỳ).

b) Cơ chế hỗ trợ tính cho 01 vụ hoặc 01 chu kỳ sản xuất nhưng không vượt quá tổng mức hỗ trợ để thực hiện các nội dung như sau:

- Hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón, hóa chất, thức ăn chăn nuôi) tối đa 100% ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, huyện nghèo theo công bố của cấp có thẩm quyền và tối đa 70% chi phí ở địa bàn còn lại.

- Hỗ trợ tối đa 100% chi phí thiết kế mẫu mã, in ấn, mua bao bì, nhãn mác sản phẩm.

II

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA

1

Chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng

Hợp tác xã, thành viên hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân.

a) Các hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; có hợp đồng sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với người dân trong thời gian tối thiểu 03 năm, giá trị hợp đồng từ 2.000 triệu đồng trở lên; có vay vốn tín dụng.

b) Đối với thành viên hợp tác xã: Có xác nhận của hợp tác xã về việc vay vốn để thực hiện phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.

c) Đối với hộ gia đình, cá nhân: Quy mô chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản tối thiểu từ 02 con trở lên; có hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm với đơn vị thu mua sản phẩm; có vay vốn tín dụng.

a) Đối với hợp tác xã: Hỗ trợ 70% lãi suất vốn vay cho các hợp tác xã vay vốn để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, sản phẩm OCOP. Mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất theo thực tế nhưng không quá 2.000 triệu đồng/hợp tác xã. Thời gian hỗ trợ lãi suất theo thời gian vay vốn nhưng tối đa không quá 03 năm. Mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ 01 lần.

b) Đối với thành viên hợp tác xã: Hỗ trợ 70% lãi suất vốn vay cho các thành viên hợp tác xã vay vốn để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, sản phẩm OCOP. Mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất theo thực tế nhưng không quá 200 triệu đồng/thành viên. Thời gian hỗ trợ lãi suất theo thời gian vay vốn nhưng tối đa không quá 03 năm. Mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ 01 lần.

c) Đối với hộ gia đình, cá nhân: Hỗ trợ 70% lãi suất vốn vay cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua trâu, bò cái sinh sản. Mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất theo thực tế nhưng tối đa 35 triệu đồng/con trâu cái sinh sản; 25 triệu đồng/con bò cái sinh sản, tổng mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất theo thực tế nhưng không quá 100 triệu đồng/hộ gia đình, cá nhân.

Thời gian hỗ trợ lãi suất theo thời gian vay vốn nhưng tối đa không quá 03 năm. Mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ 01 lần.

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất cây trồng, sản phẩm nông nghiệp chủ lực

 

 

 

a

Hỗ trợ phát triển sản xuất cây chè Shan tuyết, cây ăn quả đặc sản

Doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trồng mới cây chè Shan tuyết, cây ăn quả đặc sản.

a) Hỗ trợ trồng mới cây chè Shan tuyết và các loại cây ăn quả đặc sản được xác định là sản phẩm chủ lực nằm trong phạm vi đề án, kế hoạch của tỉnh, huyện, thành phố.

b) Có hợp đồng hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ 05 năm trở lên.

c) Quy mô tối thiểu trồng tập trung cây ăn quả đặc sản, cây chè Shan tuyết là 02 ha đối với doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác; 0,3 ha đối với hộ gia đình, cá nhân.

a) Hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (phân bón, hóa chất...) ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, huyện nghèo nhưng không quá 30 triệu đồng/ha.

b) Hỗ trợ tối đa 70% chi phí mua giống và vật tư thiết yếu ở địa bàn còn lại nhưng không quá 20 triệu đồng/ha.

b

Hỗ trợ phát triển chế biến chè, miến dong

Doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất miến dong (gọi chung là cơ sở sản xuất miến dong); doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, chế biến chè (gọi chung là cơ sở chế biến chè) trên địa bàn tỉnh.

a) Đối với cơ sở sản xuất miến dong: Xây dựng mới hoặc mở rộng đạt công suất tối thiểu là 80 tấn miến dong/năm; có hợp đồng tiêu thụ củ dong hoặc tinh bột dong tại tỉnh từ 05 năm trở lên; có hồ sơ hợp pháp chứng minh việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng công suất chế biến tăng thêm.

b) Đối với cơ sở chế biến chè: Có hợp đồng liên kết, tiêu thụ chè búp tươi hoặc sản phẩm chế biến từ chè tại tỉnh từ 05 năm trở lên; công suất chế biến chè với cơ sở chế biến mới có quy mô tối thiểu 10 tấn búp tươi/năm hoặc nâng công suất chế biến chè đạt sản lượng 30 tấn chè búp tươi/năm trở lên; có hồ sơ hợp pháp chứng minh việc đầu tư cơ sở vật chất mới hoặc nâng công suất chế biến tăng thêm.

Hỗ trợ tối đa 50% vốn đầu tư cơ sở vật chất (nhà xưởng, máy móc, dây chuyền sản xuất, máy vò, lò sao...). Đối tượng hỗ trợ có thể được nhận hỗ trợ nhiều lần nhưng tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 2.000 triệu đồng/cơ sở.

3

Hỗ trợ phát triển dược liệu

Doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác (gọi tắt là tổ chức), hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh dược liệu.

a) Phát triển sản xuất cây dược liệu có liên kết và thị trường; đối với tổ chức có quy mô trồng tối thiểu là 02 ha, cá nhân, hộ gia đình có quy mô tối thiểu 0,1 ha;

b) Có hợp đồng hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ 05 năm trở lên;

c) Đối với cơ sở sơ chế, chế biến phải đảm bảo công suất chế biến cho 5 ha dược liệu trở lên và có hồ sơ hợp pháp chứng minh việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng công suất chế biến tăng thêm.

a) Hỗ trợ phát triển vùng sản xuất dược liệu:

- Hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua giống và vật tư thiết yếu (phân bón, hóa chất, nilông phủ,...) ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, huyện nghèo; hỗ trợ tối đa 70% chi phí mua giống và vật tư thiết yếu ở địa bàn còn lại.

- Mức hỗ trợ:

+ Cây dược liệu trồng thuần loài ngắn ngày (loại dược liệu trồng và thu hái dưới 1 năm): Mức hỗ trợ tối đa không quá 70 triệu đồng/ha.

+ Cây dược liệu trồng thuần loài dài ngày (loại dược liệu trồng và thu hái trên 1 năm): Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/ha.

b) Hỗ trợ sơ chế, chế biến dược liệu:

Hỗ trợ tối đa 50% vốn đầu tư cơ sở vật chất (nhà xưởng, máy móc, dây chuyền sơ chế, chế biến dược liệu) hoặc nâng công suất chế biến đảm bảo chế biến tăng trên 70% diện tích tối thiểu theo quy định. Đối tượng hỗ trợ có thể được nhận hỗ trợ nhiều lần nhưng tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 2.000 triệu đồng/cơ sở.

4

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

a) Quy mô tối thiểu 0,2 ha;

b) Đáp ứng yêu cầu theo văn bản

- Tải về tài liệu PDF

- In tài liệu
Đang cập nhật

Viết đánh giá

     Nội dung không đầy đủ   Thông tin không chính xác   Khác 
Lưu ý: không hỗ trợ HTML!
local_phone