VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chính phủ ban hành Nghị định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh; Nghị định này quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh và hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. 2. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Kinh doanh chứng khoán phái sinh là việc thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau đây: môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh, tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh. 2. Vị thế một chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là vị thế) là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoán phái sinh chưa đáo hạn mà nhà đầu tư đang nắm giữ tại một thời điểm. Nhà đầu tư mua hoặc bán một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế mua hoặc mở vị thế bán chứng khoán phái sinh đó. 3. Vị thế mở một chứng khoán phái sinh thể hiện việc nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán phái sinh chưa đáo hạn. 4. Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được xác định bằng chênh lệch giữa vị thế mua và vị thế bán đã mở của chứng khoán phái sinh đó tại cùng một thời điểm. 5. Giới hạn vị thế là vị thế tối đa của một chứng khoán phái sinh, hoặc của chứng khoán phái sinh đó và các chứng khoán phái sinh khác dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ tại một thời điểm. 6. Giới hạn lệnh giao dịch một chứng khoán phái sinh là số lượng chứng khoán phái sinh tối đa có thể đặt trên một lệnh giao dịch. 7. Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là thành viên giao dịch) là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh. 8. Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là thành viên giao dịch đặc biệt) là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt để giao dịch chứng khoán phái sinh trên trái phiếu Chính phủ. 9. Thành viên tạo lập thị trường là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt được thực hiện hoạt động tạo lập thị trường cho một hoặc một số chứng khoán phái sinh. 10. Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là thành viên bù trừ) là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh để thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. 11. Thành viên bù trừ chung là thành viên bù trừ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, khách hàng của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho thành viên không bù trừ và khách hàng của thành viên không bù trừ đó. 12. Thành viên bù trừ trực tiếp là thành viên bù trừ chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ đó hoặc của thành viên bù trừ đó và khách hàng của mình. 13. Thành viên giao dịch không bù trừ (sau đây gọi tắt là thành viên không bù trừ) là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt không phải là thành viên bù trừ. 14. Hoạt động tạo lập thị trường là việc thực hiện các giao dịch mua, bán nhằm tạo thanh khoản cho một hoặc một số loại chứng khoán phái sinh giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. 15. Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán là hợp đồng trong đó thành viên không bù trừ ủy thác cho một thành viên bù trừ chung thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình và khách hàng của mình. 16. Tài sản ký quỹ bù trừ (sau đây gọi tắt là tài sản ký quỹ) là tiền chứng khoán và tài sản khác theo quy định của Tổng công ty lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư và thành viên bù trừ. 17. Tài khoản ký quỹ bù trừ (sau đây gọi tắt là tài khoản ký quỹ) là tài khoản được mở cho nhà đầu tư, thành viên bù trừ để quản lý vị thế, tài sản ký quỹ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. 18. Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là các hoạt động bao gồm ký quỹ, đối chiếu, xác nhận kết quả giao dịch, xử lý lỗi, thế vị giao dịch, bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán, chuyển giao tiền hoặc chuyển giao tiền và tài sản cơ sở vào ngày thanh toán. 19. Cơ chế đối tác bù trừ trung tâm là hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện, trong đó Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua hoạt động thế vị trở thành một đối tác của giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên bù trừ là đối tác còn lại của giao dịch. 20. Thế vị là việc thay thế một bên trong hợp đồng hoặc giao dịch chứng khoán phái sinh bằng một bên khác, trong đó bên thay thế kế thừa tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến hợp đồng hoặc giao dịch chứng khoán phái sinh của bên bị thay thế. Mục 1. TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Điều 4. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh 1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi tắt là công ty quản lý quỹ) chỉ được thực hiện kinh doanh chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh: a) Công ty chứng khoán được thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, bao gồm: môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh, tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh; b) Công ty quản lý quỹ chỉ được thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh. 2. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán bao gồm: a) Được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; b) Đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu như sau: - Đối với hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên; - Đối với hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 600 tỷ đồng trở lên; - Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 250 tỷ đồng trở lên; - Trường hợp đăng ký kinh doanh cả hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên; c) Đáp ứng yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro cho hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán; d) Đáp ứng điều kiện về nhân sự: Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 05 nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh dự kiến đăng ký có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh; đ) Có tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất; thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật; e) Không có lỗ trong 02 năm gần nhất; g) Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính của năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét (trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh sau ngày 30 tháng 6) phải là chấp nhận toàn phần; h) Không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản; không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 3. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty quản lý quỹ bao gồm: a) Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 25 tỷ đồng trở lên; b) Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 05 nhân viên cho hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh; c) Đáp ứng quy định tại điểm đ, e, g, h khoản 2 Điều này. 1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh bao gồm: a) Giấy đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu về việc thực hiện kinh doanh chứng khoán phái sinh; c) Báo cáo tài chính của 02 năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét (trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh sau ngày 30 tháng 6); Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong 12 tháng gần nhất; d) Danh sách Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và các nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh theo hướng dẫn tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo hồ sơ cá nhân của các cá nhân nêu trên. Hồ sơ cá nhân tối thiểu bao gồm: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, hợp đồng lao động; đ) Quy trình kiểm soát nội hộ, quy trình quản trị rủi ro cho hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. 2. Tài liệu thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn trừ trong trường hợp tài liệu đó đã được gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định về báo cáo và công bố thông tin. 3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh được lập thành 01 bộ gốc. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực. Hồ sơ này được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản gửi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có). 5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 6. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán được hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh phải thực hiện đăng ký thành viên giao dịch. Trường hợp không đăng ký thành viên giao dịch, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh. 7. Việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh do bổ sung hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh được thực hiện theo quy định tương ứng đối với việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh quy định tại Điều 4, khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định này. Điều 6. Đình chỉ, khôi phục hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh 1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng đối với một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau: a) Công ty chứng khoán không đáp ứng một hoặc một số quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp; công ty quản lý quỹ không đáp ứng một hoặc một số quy định tại điểm đ khoản 2, điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp; b) Bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật. 2. Kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh: a) Trong thời hạn 24 giờ, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm công bố thông tin về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh; b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh phải công bố thông tin về phương án, thời hạn và lộ trình xử lý các hợp đồng còn hiệu lực và gửi thông báo cho từng khách hàng của mình về phương án xử lý hợp đồng với khách hàng. Thời hạn xử lý phải bảo đảm khách hàng có tối thiểu 45 ngày để xử lý các vị thế và chuyển khoản tài sản ký quỹ, nhưng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày công bố thông tin. 3. Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm: a) Định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thực hiện báo cáo, công bố thông tin về tình trạng của mình và các hoạt động có liên quan; không được ký mới các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh, tạm ngừng mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản này; b) Đối với các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, công ty chứng khoán có trách nhiệm: - Chỉ tiếp nhận, thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng đối với giao dịch đối ứng; chỉ tiếp nhận tài sản ký quỹ của khách hàng đối với trường hợp bổ sung ký quỹ; - Chốt số dư, thực hiện tất toán tài khoản khách hàng; thanh lý vị thế và hoàn trả tài sản ký quỹ cho khách hàng; thỏa thuận, bàn giao quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, chuyển tài khoản, tài sản ký quỹ và vị thế mở của khách hàng sang công ty chứng khoán thay thế theo yêu cầu của khách hàng; - Thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán nhằm giảm vị thế của khách hàng; c) Thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường (nếu có), bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của khách hàng trước các giao dịch đóng vị thế của chính mình; d) Thanh toán đầy đủ các khoản thuế, giá dịch vụ, các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh (nếu có). 4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định khôi phục hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh chỉ sau khi tổ chức này đã khắc phục được hết các hành vi dẫn tới bị đình chỉ hoạt động. Điều 7. Chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh 1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh phải nộp hồ sơ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau: a) Giấy đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh và thông qua phương án xử lý các vấn đề liên quan; c) Phương án xử lý các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, bao gồm phương án xử lý các tài khoản và tài sản ký quỹ của khách hàng. 2. Hồ sơ đề nghị chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh được lập thành 01 bộ gốc. Trường hợp lài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực. Hồ sơ này được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản gửi tổ chức kinh doanh chứng khoán yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có). 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 5. Kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh: a) Trong vòng 24 giờ, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm công bố thông tin về việc tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh; b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, công ty chứng khoán công bố thông tin về phương án, thời hạn và lộ trình xử lý các hợp đồng còn hiệu lực và gửi thông báo cho từng khách hàng của mình về phương án xử lý hợp đồng với khách hàng. Thời hạn xử lý phải bảo đảm khách hàng có tối thiểu 45 ngày để xử lý các vị thế và chuyển khoản tài sản ký quỹ, nhưng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày công bố thông tin. 6. Trong thời gian tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm: a) Định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, báo cáo, công bố thông tin về tình trạng của mình và các hoạt động có liên quan; không được ký mới các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh; chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản này; b) Đối với các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, công ty chứng khoán có trách nhiệm: - Chỉ tiếp nhận, thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng đối với giao dịch đối ứng; chỉ tiếp nhận tài sản ký quỹ của khách hàng đối với trường hợp bổ sung ký quỹ; - Chốt số dư, thực hiện tất toán tài khoản khách hàng; thanh lý vị thế và hoàn trả tài sản ký quỹ cho khách hàng; thỏa thuận, bàn giao quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, chuyển tài khoản, tài sản ký quỹ và vị thế mở của khách hàng sang tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thay thế; - Thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán nhằm giảm vị thế của khách hàng; c) Thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường (nếu có), bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của khách hàng trước các giao dịch đóng vị thế của chính mình; d) Thanh toán đầy đủ các khoản thuế, giá dịch vụ, các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh (nếu có). 7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất các thủ tục theo quy định tại khoản 5, 6 Điều này, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh nộp hồ sơ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả xử lý, bao gồm các tài liệu sau: a) Danh sách khách hàng với đầy đủ thông tin nhận diện khách hàng, số tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh, số tài khoản ký quỹ và danh mục tài sản ký quỹ, vị thế trên từng tài khoản; lý do không thể tất toán, xử lý các tài khoản còn tồn (nếu chưa xử lý được); b) Biên bản thanh lý, xác nhận của thành viên bù trừ thay thế về việc đã hoàn tất bàn giao toàn bộ tài khoản, tài sản ký quỹ của khách hàng cho thành viên thay thế (nếu có); c) Quyết định rút tư cách thành viên giao dịch, thành viên bù trừ; d) Văn bản xác nhận đã thanh toán đầy đủ các khoản thuế, giá dịch vụ, các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. 8. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả quy định tại khoản 7 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với trường hợp chấm dứt một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh hoặc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh trong trường hợp chấm dứt toàn bộ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 8. Chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh 1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau: a) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động; b) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định này. 2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. 3. Kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thực hiện công bố thông tin và gửi thông báo cho khách hàng theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này. 4. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thực hiện quy định tại khoản 6, 7 Điều 7 Nghị định này để tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ báo cáo kết quả xử lý. 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phải sinh đối với trường hợp chấm dứt một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh hoặc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh trong trường hợp chấm dứt toàn bộ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. Mục 2. TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ BÙ TRỪ, THANH TOÁN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; a) Công ty chứng khoán được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, khách hàng của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho thành viên không bù trừ và khách hàng của thành viên không bù trừ đó; b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó. 2. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán bao gồm: a) Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán; b) Được phép hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh; c) Đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu như sau: - Đối với thành viên bù trừ trực tiếp: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 900 tỷ đồng trở lên; - Đối với thành viên bù trừ chung: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 1.200 tỷ đồng trở lên; d) Tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 260% liên tục trong 12 tháng gần nhất; hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm gần nhất không quá 05 lần; thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật; đ) Không có lỗ trong 02 năm gần nhất; e) Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính của năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét (trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh sau ngày 30 tháng 6) phải là chấp nhận toàn phần; g) Đáp ứng yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro theo quy định của pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán; h) Không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản; không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 3. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm: a) Đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng; b) Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 5.000 tỷ đồng trở lên đối với ngân hàng thương mại, vốn được cấp từ 1.000 tỷ đồng trở lên đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài; c) Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất; d) Đáp ứng quy định tại điểm a, h khoản 2 Điều này. |
||||
Đang cập nhật |