QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CƠ QUAN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam. 1. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương và địa phương. Các nội dung về quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng không quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định của Đảng. 2. Việc quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp của Đảng thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và điều lệ doanh nghiệp. 1. Văn phòng Trung ương Đảng; cơ quan của Đảng ở trung ương là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng. 2. Văn phòng tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Văn phòng tỉnh ủy); cơ quan của Đảng ở tỉnh ủy, thành ủy và Văn phòng huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố và tương đương (sau đây gọi là Văn phòng huyện ủy) là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy. 3. Văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện. 4. Đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương và địa phương. 5. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 3. Nguồn hình thành tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng: 1. Tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật và tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước. 2. Tài sản đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển giao quyền sở hữu cho Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ quỹ dự trữ của ngân sách Đảng và các nguồn kinh phí khác của Đảng. 4. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hiến, biếu, tặng cho, viện trợ, tài trợ và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Đảng (sau đây gọi là tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Đảng). 5. Tài sản được hình thành từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng 1. Mọi tài sản được hình thành theo quy định tại Điều 3 Nghị định này đều được giao cho cơ quan của Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng quản lý, sử dụng. 2. Việc hình thành tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, nguồn tài sản và nguồn kinh phí được phép sử dụng, tuân thủ phương thức, trình tự, thủ tục theo quy định; tài sản phải được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc các công cụ khác theo quy định của pháp luật. 3. Tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải được sử dụng đúng công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, được khai thác bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. 4. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. 5. Việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định. Điều 5. Trách nhiệm quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng 1. Văn phòng Trung ương Đảng: a) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình cơ quan, người có thẩm quyền của Đảng ban hành quy định về chế độ quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng; b) Ban hành văn bản hướng dẫn cấp ủy, văn phòng cấp ủy thực hiện quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng; c) Làm đầu mối và trực tiếp quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương; quyết định áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương; quyết định việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương; d) Là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đ) Tổng hợp, gửi Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương đối với tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật hoặc đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước; tổng hợp, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng trên phạm vi cả nước; e) Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ về quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương; g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan. 2. Văn phòng tỉnh ủy: a) Tham mưu cho Ban thường vụ tỉnh Ủy ban hành văn bản hướng dẫn cấp ủy cấp dưới, văn phòng cấp ủy cấp dưới thực hiện quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương; tham mưu cho Ban thường vụ tỉnh Ủy ban hành quyết định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương; b) Làm đầu mối và trực tiếp quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở cấp tỉnh và cấp huyện là đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy; c) Là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao; d) Tổng hợp, gửi Sở Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương đối với tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật hoặc đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước; tổng hợp, báo cáo Văn phòng Trung ương Đảng và Ban thường vụ tỉnh ủy về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương; đ) Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ về quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương thuộc phạm vi quản lý; e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan. 3. Ủy ban Kiểm tra thuộc cấp ủy các cấp thực hiện việc giám sát, kiểm tra giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản, xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 1. Cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có các quyền sau đây: a) Sử dụng tài sản phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản được giao theo chế độ quy định; c) Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; d) Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có các nghĩa vụ sau đây: a) Bảo vệ, sử dụng tài sản đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; b) Lập quản lý hồ sơ tài sản, kế toán tài sản, kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định này và pháp luật về kế toán; c) Báo cáo và công khai tài sản theo quy định; d) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật; đ) Giao lại tài sản cho cơ quan có thẩm quyền khi có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền; e) Chịu sự giám sát, kiểm tra của Ủy ban kiểm tra thuộc cấp ủy và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và Điều lệ Đảng; g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 1. Người đứng đầu cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có các quyền sau đây: a) Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; b) Giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công được giao quản lý, sử dụng; c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản; d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng. 2. Người đứng đầu cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có các nghĩa vụ sau đây: a) Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản được giao; b) Chấp hành các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và quy định của Đảng về việc quản lý, sử dụng tài sản được giao; d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật; đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CƠ QUAN CỦA ĐẢNG Điều 8. Tài sản tại cơ quan của Đảng 1. Nhà làm việc, nhà công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, nhà khách (trừ nhà khách giao cho đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp của Đảng quản lý). 2. Quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, nhà khách. 3. Phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị và các tài sản hữu hình khác. 4. Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các tài sản vô hình khác. Điều 9. Giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan của Đảng 1. Việc giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan của Đảng được áp dụng trong trường hợp cơ quan của Đảng thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định múc. 2. Tài sản giao cho cơ quan của Đảng quản lý, sử dụng bao gồm: a) Tài sản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, điều chuyển cho cơ quan của Đảng; b) Tài sản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng đầu tư xây dựng, mua sắm, thu hồi, xác lập quyền sở hữu; c) Đất được giao để xây dựng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, nhà khách theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở. 3. Thẩm quyền quyết định giao tài sản: a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều 29 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công sang Văn phòng Trung ương Đảng quản lý; b) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định giao tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều này do Văn phòng Trung ương Đảng đầu tư xây dựng mua sắm hoặc quản lý và tài sản quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan của Đảng ở trung ương; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều 29 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do cấp mình đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý sang Văn phòng tỉnh ủy quản lý; d) Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định giao tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều này do Văn phòng tỉnh ủy đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý và tài sản quy định tại điểm c khoản này cho cơ quan của Đảng thuộc phạm vi quản lý; đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản công quy định tại điểm c khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật về đất đai; e) Việc giao tài sản cho Văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện được thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước. 4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý tài sản thực hiện bàn giao tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 3 Điều này. Điều 10. Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan của Đảng 1. Trụ sở làm việc của cơ quan của Đảng được đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau đây: a) Cơ quan của Đảng chưa có trụ sở làm việc hoặc trụ sở làm việc hiện có không bảo đảm điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật mà Nhà nước không có trụ sở làm việc để giao và không thuộc trường hợp thuê trụ sở làm việc; b) Sắp xếp lại hệ thống trụ sở làm việc để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. 2. Trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng theo một trong các mô hình sau đây: a) Khu hành chính tập trung; b) Trụ sở làm việc độc lập. 3. Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo các phương thức sau đây: a) Giao tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo mô hình khu hành chính tập trung; b) Giao cơ quan của Đảng trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc hoặc tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng theo mô hình trụ sở làm việc độc lập. Cơ quan tổ chức được giao thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc phải có đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan; c) Đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công - tư; d) Phương thức khác theo quy định của pháp luật. 4. Trường hợp đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo hình thức đối tác công - tư, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban thường vụ tỉnh ủy hoặc cơ quan, đơn vị thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, Tỉnh ủy, Thành ủy được ủy quyền là cơ quan có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án. 1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi tắt là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP). 2. Trường hợp phải phá dỡ nhà làm việc, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc để thực hiện dự án đầu tư trụ sở làm việc theo hình thức đối tác công - tư, nhà đầu tư tổ chức thực hiện việc phá dỡ. Vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ tài sản được xử lý theo Hợp đồng dự án. Trường hợp vật tư, vật liệu thu hồi thuộc về cơ quan của Đảng thì việc xử lý được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Điều 27 Nghị định này. 3. Nhà đầu tư được quản lý, sử dụng, khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư trong thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng; nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng, khai thác phần tài sản của mình cho cơ quan của Đảng theo hợp đồng dự án, bảo đảm điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án. Trường hợp thực hiện dự án đầu tư theo hình thức cùng khai thác thì việc khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan của Đảng. 4. Chế độ báo cáo thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư: a) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư có trách nhiệm lập báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả khai thác dự án của năm trước, gửi cơ quan của Đảng có tài sản tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trước ngày 15 tháng 02; b) Cơ quan của Đảng có tài sản tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư tổng hợp, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để tổng hợp, báo cáo Văn phòng Trung ương Đảng, Ban thường vụ tỉnh ủy trước ngày 31 tháng 3 hàng năm. Điều 12. Chuyển giao trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công - tư 1. Việc chuyển giao trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công - tư cho cơ quan của Đảng được thực hiện đối với các hợp đồng dự án có quy định về việc chuyển giao công trình dự án cho cơ quan của Đảng theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về đầu tư công. 2. Cơ quan của Đảng có thẩm quyền tổ chức việc giám định chất lượng, tình trạng công trình đối chiếu với thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu nhà đầu tư thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình. Nhà đầu tư phải bảo đảm tài sản chuyển giao không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ khác của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao. 3. Sau khi nhà đầu tư chuyển giao công trình theo hợp đồng dự án, cơ quan của Đảng có thẩm quyền làm thủ tục trình Chánh Văn phòng Trung ương Đảng (đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan của Đảng ở trung ương), Ban thường vụ tỉnh ủy (đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan của Đảng ở địa phương) quyết định xác lập quyền sở hữu. Việc xử lý tài sản sau khi được xác lập quyền sở hữu được thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp chuyển giao công trình theo hợp đồng nhưng sau đó nhà đầu tư được quyền kinh doanh hoặc được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác tài sản đó trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thì việc quản lý, khai thác tài sản được thực hiện theo hợp đồng dự án. Nhà đầu tư thực hiện dự án có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định này. Điều 13. Mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng 1. Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan của Đảng chưa có tài sản, còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức hoặc tài sản hiện có theo tiêu chuẩn, định mức đã đủ điều kiện thanh lý nhưng không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản. 2. Việc mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán. 3. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật. Các cơ quan của Đảng ở trung ương thực hiện theo danh mục mua sắm tập trung do Chánh Văn phòng Trung ương Đảng ban hành; các cơ quan của Đảng ở địa phương thực hiện theo danh mục mua sắm tập trung do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đối với trường hợp thực hiện mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước. 4. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. 5. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản: a) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước giao phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng ở trung ương; b) Cấp có thẩm quyền theo quy định về quản lý, sử dụng quỹ dự trữ của ngân sách trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản từ quỹ dự trữ của ngân sách trung ương Đảng phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng ở trung ương; c) Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước giao và quỹ dự trữ của ngân sách Đảng phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy; d) Ban thường vụ huyện ủy quyết định việc mua sắm tài sản từ nguồn quỹ dự trữ ngân sách Đảng phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện; đ) Thực hiện theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với việc mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động của Văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện. 6. Kinh phí mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm hoặc từ quỹ dự trữ của ngân sách Đảng theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng. Điều 14. Thuê tài sản phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng 1. Cơ quan của Đảng được thuê tài sản phục vụ hoạt động khi chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được khoán kinh phí sử dụng tài sản; b) Có nhu cầu sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hoặc sử dụng không thường xuyên; c) Việc thuê tài sản hiệu quả hơn so với việc đầu tư xây dựng, mua sắm. 2. Phương thức thuê, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Thẩm quyền quyết định thuế tài sản: a) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc thuê tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng ở trung ương; b) Cấp có thẩm quyền theo quy định về quản lý, sử dụng quỹ dự trữ của ngân sách trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc thuê tài sản từ quỹ dự trữ của ngân sách trung ương Đảng phục vụ hoạt động của cơ quan của Đảng ở trung ương; c) Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc thuê tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước giao và quỹ dự trữ của ngân sách Đảng ở địa phương phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy; d) Ban thường vụ huyện ủy quyết định việc thuê tài sản từ nguồn quỹ dự trữ ngân sách Đảng phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện; đ) Thực hiện theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với việc thuê tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước giao phục vụ hoạt động của Văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện. 4. Kinh phí thuê tài sản tại cơ quan của Đảng được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm hoặc từ quỹ dự trữ của ngân sách Đảng theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng. Điều 15. Khoán kinh phí sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng 1. Đối tượng khoán: Cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng khác có tiêu chuẩn sử dụng tài sản theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đối tượng khoán cụ thể do Chánh Văn phòng Trung ương Đảng xác định đối với các cơ quan của Đảng ở trung ương, Ban thường vụ tỉnh ủy xác định đối với các cơ quan của Đảng ở địa phương theo quy định của pháp luật. 2. Hình thức khoán kinh phí sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước. 3. Không thực hiện khoán đối với các tài sản liên quan đến bí mật nhà nước. Không thực hiện trang bị tài sản, không bố trí kinh phí vận hành, bảo dưỡng sửa chữa tài sản trong trường hợp đã thực hiện khoán kinh phí sử dụng đối với tài sản đó. 4. Nguồn kinh phí khoán được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, quỹ dự trữ của ngân sách Đảng theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng. 5. Các nội dung khác về khoán kinh phí sử dụng nhà ở công vụ, xe ô tô, máy móc, thiết bị và các tài sản khác thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước. Điều 16. Sử dụng chung tài sản tại cơ quan của Đảng 1. Tài sản tại cơ quan của Đảng chưa sử dụng hết công suất được cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng chung gồm: a) Hội trường; b) Ô tô và các phương tiện vận tải khác. 2. Đối tượng được sử dụng chung tài sản để phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao gồm: a) Cơ quan nhà nước; b) Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; c) Đơn vị sự nghiệp công lập; d) Cơ quan của Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng; đ) Tổ chức chính trị - xã hội. 3. Người đứng đầu cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản quy định tại |
||||
Đang cập nhật |