Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Nghị định này hướng dẫn chi tiết Khoản 1 Điều 42 của Luật Giáo dục đại học, quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Nghị định này áp dụng đối với các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học); viện nghiên cứu khoa học trong phạm vi nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ được giao; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học. Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tiềm lực khoa học và công nghệ bao gồm nhân lực khoa học và công nghệ; tài sản trí tuệ; cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị; nguồn tài chính thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và các hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ. 3. Nhà khoa học đầu ngành là nhà khoa học đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. 4. Nhà khoa học trẻ tài năng là nhà khoa học đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 23 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1. Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm nội dung sau đây: a) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý khoa học và công nghệ; b) Xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng. 2. Phát triển cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các nội dung sau đây: a) Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, phòng thí nghiệm chuyên ngành, liên ngành hiện đại và đồng bộ; b) Xây dựng hệ thống thư viện, tạp chí, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ; c) Mua tài sản trí tuệ, bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ của nước ngoài; d) Mua công nghệ, hỗ trợ chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài theo quy định của pháp luật. 3. Chi cho hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm nội dung sau đây: a) Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; b) Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; c) Hỗ trợ kinh phí công bố bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín; d) Hỗ trợ giáo sư là giảng viên cơ hữu, nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng tham dự hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; đ) Hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo và đổi mới công nghệ. Đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển khoa học và công nghệ của đất nước, của cơ sở giáo dục đại học. 2. Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở giáo dục đại học. 3. Có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả và hướng tới sản phẩm cuối cùng. 4. Công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Điều 6. Đối tượng ưu tiên đầu tư 1. Cơ sở giáo dục đại học có tiềm lực mạnh về nhân lực nghiên cứu và triển khai ứng dụng, các đại học, trường đại học trọng điểm. 2. Cơ sở giáo dục đại học đóng ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 3. Cơ sở giáo dục đại học đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này; có các chương trình nghiên cứu liên quan đến sản phẩm quốc gia, hướng nghiên cứu ưu tiên của Nhà nước. Điều 7. Điều kiện ưu tiên đầu tư Cơ sở giáo dục đại học được ưu tiên đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau: 1. Có tiềm lực mạnh về nhân lực nghiên cứu, có nhiều nhóm nghiên cứu mạnh, có tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên đạt 25% trở lên. 2. Hoàn thành các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao; kết quả hoạt động khoa học và công nghệ trong 3 năm liên tiếp được đánh giá xếp loại tốt trở lên. 3. Có doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học, có nhiều ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. 4. Tiến hành hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ có hiệu quả, có nhiều công trình công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Nguồn vốn đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học gồm: 1. Ngân sách nhà nước. 2. Nguồn thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục đại học. 3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia, bộ, ngành, doanh nghiệp. 4. Nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 5. Nguồn vốn hợp pháp khác. 1. Hàng năm, theo kế hoạch được giao, các cơ sở giáo dục đại học xây dựng dự án đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt dự án đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc theo quy định của pháp luật. KHUYẾN KHÍCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Điều 10. Khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học 1. Giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sau đây: a) Hưởng ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm và các hợp đồng thực hiện tại miền núi, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; b) Thưởng tiền không quá 30 lần mức lương cơ sở chung nếu công bố được 01 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE. Tiền thưởng lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự toán giao cho cơ sở giáo dục đại học; c) Hỗ trợ 50% phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Kinh phí hỗ trợ lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự toán giao cho cơ sở giáo dục đại học; d) Tính tương đương 20 giờ giảng dạy lý thuyết nếu công bố được 01 bài báo trên tạp chí khoa học có thang điểm 1 trong danh mục của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước. 2. Giảng viên là nhà khoa học đầu ngành trong các cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. 3. Giáo sư là giảng viên cơ hữu trong các cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sau đây: a) Thành lập nhóm nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình và được cấp kinh phí cho hoạt động của nhóm nghiên cứu từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ; b) Hỗ trợ kinh phí tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình; số lần tham dự hội thảo khoa học ở nước ngoài không quá 02 lần/năm. Kinh phí hỗ trợ lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự toán giao cho cơ sở giáo dục đại học; c) Ưu tiên giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ gắn với nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ theo hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. 4. Giảng viên là nhà khoa học trẻ tài năng trong các cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và hưởng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ khác như sau: a) Ưu tiên tuyển chọn đi học nâng cao trình độ ở trong nước, ngoài nước; b) Tạo điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học để phát huy, phát triển định hướng chuyên môn nghiên cứu. Ưu tiên giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng với hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; c) Xem xét hỗ trợ kinh phí tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Kinh phí hỗ trợ lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự toán giao cho cơ sở giáo dục đại học; d) Xem xét hỗ trợ kinh phí sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, phòng thí nghiệm chuyên ngành, liên ngành để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trừ trường hợp kinh phí này đã được dự toán trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ. 1. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế khi: a) Đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học bằng lợi nhuận trước thuế hoặc bằng lợi nhuận sau thuế; b) Đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học bằng thu nhập trước thuế hoặc bằng thu nhập sau thuế; c) Nhập khẩu trang thiết bị, máy móc nguyên vật liệu để đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học; d) Tiến hành hoạt động chuyển giao công nghệ từ cơ sở giáo dục đại học; đ) Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học để phát triển và đổi mới công nghệ. 2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐƯỢC ĐẦU TƯ Điều 12. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học 1. Xây dựng kế hoạch, dự án và huy động nguồn kinh phí đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học. 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học. 3. Đảm bảo 20% vốn đối ứng đối với các dự án phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ được đầu tư. 4. Đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm trong đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học. 5. Hằng năm, dành tối thiểu 5% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục đại học để đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học. 6. Hằng năm, dành tối thiểu 3% kinh phí từ nguồn thu học phí của cơ sở giáo dục đại học để cho sinh viên và người học hoạt động nghiên cứu khoa học. Điều 13. Quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học 1. Được tự chủ quyết định việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học. 2. Được tự chủ quyết định hạng mục đầu tư trong tổng số vốn đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ được giao. 3. Được tự chủ quyết định sử dụng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị được đầu tư để phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và làm dịch vụ khoa học và công nghệ. Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. 2. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc. 3. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với hoạt động đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc. Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm cho đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối, bố trí ngân sách nhà nước hàng năm cho đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Điều 17. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1. Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc gửi Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. 2. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học do Bộ, ngành, địa phương quản lý. 3. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với hoạt động đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học do Bộ, ngành, địa phương quản lý. 4. Báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học do Bộ, ngành, địa phương quản lý, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 20 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, theo dõi. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
||||||
Đang cập nhật |