CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 01/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2015

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT PHẠM VI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN; TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan hải quan với các cơ quan nhà nước hữu quan, Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

2. Cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

Chương II

PHẠM VI CỤ THỂ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN

Điều 3. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa

Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa là các khu vực có ranh giới xác định tại một cửa khẩu được mở trên tuyến đường bộ, đường thủy nội địa trong khu vực biên giới đất liền được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Điều 4. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa

Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa bao gồm:

1. Khu vực nhà ga sử dụng cho các chuyến tàu liên vận quốc tế đi, đến; nơi hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; sân ga, khu vực kho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

2. Bến bãi và các khu vực sử dụng cho các chuyến tàu hỏa liên vận quốc tế đi, đến và thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

3. Những khu vực có các chuyến tàu hỏa liên vận quốc tế chưa làm thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan.

Điều 5. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế

Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không có vận chuyển quốc tế là ranh giới cụ thể của cảng hàng không được quy định trong quyết định phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, bao gồm:

1. Khu vực nhà ga hành khách, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Khu vực cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.

3. Khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển qua đường hàng không; kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, kho lưu giữ hàng hóa, hành lý thất lạc của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.

4. Khu vực sân đỗ tàu bay.

5. Khu vực chứa và cấp nhiên liệu; khu vực thiết bị phục vụ mặt đất, khu vực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.

6. Đường công vụ.

Điều 6. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bao gồm:

1. Khu vực ngăn cách tính từ đường ranh giới phía ngoài của vùng nước cảng có hàng hóa ra vào cảng phải chịu sự giám sát hải quan đến ranh giới các cổng cảng, cụ thể gồm các kho bãi, cầu cảng, nhà xưởng, khu hành chính và dịch vụ, vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu, chuyển tải, vùng tránh bão, vùng nước của nhiều cảng gần kề nhau và luồng quá cảnh.

2. Khu vực đón trả hoa tiêu vào đến cảng và nơi quy định cho tàu, thuyền xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh neo đậu để chờ vào cảng biển, cảng thủy nội địa, neo đậu để chuyển tải và các luồng lạch từ các khu vực nói trên vào cảng biển, cảng thủy nội địa.

Điều 7. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại bưu điện quốc tế

Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại bưu điện quốc tế là khu vực thuộc điểm phục vụ bưu chính thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, lưu giữ bưu gửi với nước ngoài theo điều ước quốc tế của Liên minh bưu chính thế giới và các quy định về bưu chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 8. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu

Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu là địa điểm cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan hoặc giám sát hải quan hoặc kiểm soát hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan, bao gồm:

1. Trụ sở cơ quan hải quan.

2. Các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu sự giám sát, kiểm soát hải quan; khu thương mại tự do, khu chế xuất; trụ sở, kho hàng của doanh nghiệp chế xuất; khu vực ưu đãi hải quan khác; khu vực chuyển phát nhanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Khu vực cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của các tổ chức vận tải kinh doanh và giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

4. Các khu vực trên biển, trên sông, trên bộ khi có phương tiện vận tải neo, đậu, di chuyển để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa, phương tiện vận tải chuyển tải, chuyển cửa khẩu, quá cảnh đang trong quá trình làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan.

5. Trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan, bao gồm: Nơi làm việc, nơi sản xuất, nơi cung ứng các dịch vụ, kho bãi, nhà xưởng, nơi lưu giữ, bảo quản, thuê, gửi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.

6. Kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế trong nội địa để bán hàng miễn thuế cho hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.

7. Khu vực đang tổ chức hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

8. Khu vực, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ sở sản xuất, công trình.

9. Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

10. Khu vực, địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ trong lãnh thổ Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

11. Khu vực đang lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan.

12. Nơi có phương tiện vận tải đang vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát, kiểm soát hải quan trên các tuyến đường.

Điều 9. Địa bàn hoạt động hải quan là khu vực, địa điểm khác

Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là ranh giới các khu vực, địa điểm ghi trong quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.

Chương III

TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN, CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI

Điều 10. Nguyên tắc phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

1. Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được thực hiện theo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, hiệp đồng hỗ trợ lẫn nhau theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan.

2. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp bảo đảm từng lĩnh vực chỉ có một cơ quan quản lý nhà nước chủ trì thực hiện, tránh sơ hở, chồng chéo, đồng thời không cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước khác.

3. Trong quá trình phối hợp nếu có vướng mắc thì các cơ quan nhà nước liên quan trực tiếp trao đổi, giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật; nếu không thống nhất được thì báo cáo cấp trên trực tiếp của mỗi cơ quan để có biện pháp giải quyết. Trường hợp lãnh đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan không thống nhất được thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 11. Nội dung phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

1. Trao đổi, cung cấp thông tin.

2. Tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện vận tải.

3. Ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm.

4. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.

5. Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật.

Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp

1. Khi cơ quan hải quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của Luật Hải quan:

a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm: Bố trí lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất, áp dụng các biện pháp để ngăn chặn, bắt giữ, điều tra, xử lý; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan phối hợp theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó và hỗ trợ các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ được phân công;

b) Các cơ quan phối hợp có trách nhiệm: Thực hiện đúng yêu cầu phối hợp của cơ quan hải quan; tổ chức và điều động lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ khi cơ quan hải quan yêu cầu theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp.

2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan khi phối hợp với các cơ quan hữu quan: Hỗ trợ lực lượng, phương tiện theo yêu cầu; kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của cơ quan chủ trì theo đúng quy định của pháp luật hải quan.

Điều 13. Phối hợp trong trao đổi, cung cấp thông tin

Cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường và các lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành của cơ quan hữu quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới:

1. Thông tin về tình hình vi phạm, hàng hóa vi phạm; phương thức, thủ đoạn vi phạm mới liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

2. Thông tin về tình hình buôn bán, vận chuyển hàng hóa buôn lậu trên thị trường nội địa.

3. Thông tin về đường dây, ổ nhóm, các tuyến đường, địa bàn trọng điểm liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

4. Thông tin về hàng hóa, đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

5. Thông tin về vụ việc vi phạm đã bắt giữ, xử lý gồm: Tổ chức, cá nhân vi phạm; tên, chủng loại, xuất xứ hàng hóa vi phạm; cửa khẩu, khu vực biên giới hàng hóa được đưa vào nội địa, tuyến đường vận chuyển trong nội địa; phương thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Việc trao đổi, cung cấp, sử dụng và bảo mật thông tin phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 14. Phối hợp trong tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện vận tải

1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, địa bàn biên giới và trên các địa bàn trọng điểm trong nội địa để kịp thời phát hiện đối tượng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

2. Bộ đội biên phòng có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan trong tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện tại các cửa khẩu biên giới đất liền, vùng nội thủy.

3. Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan trong tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện tại vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.

4. Cảnh sát giao thông có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan truy đuổi, dừng phương tiện vận tải ngoài địa bàn hoạt động hải quan.

5. Các cơ quan chức năng khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện để truy đuổi, dừng phương tiện vận tải; bắt giữ đối tượng, hàng hóa, phương tiện vận tải khi nhận được yêu cầu hỗ trợ của cơ quan hải quan trong trường hợp truy đuổi liên tục từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.

Điều 15. Phối hợp trong ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm

1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an, quản lý thị trường thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khi có yêu cầu.

2. Trong quá trình thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm, theo đề nghị của cơ quan hải quan thì cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường có trách nhiệm:

a) Phối hợp lực lượng, hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính và áp giải người vi phạm;

b) Phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện trong việc lấy lời khai, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, mở rộng điều tra, xác lập chuyên án;

c) Phối hợp trong việc xử lý các vụ việc vi phạm.

Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước hữu quan tại địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn.

3. Hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc bố trí kho hàng, kho bãi tạm giữ hàng hóa, phương tiện vi phạm; tạo điều kiện trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để cơ quan hải quan nâng cao năng lực kiểm soát việc thực thi pháp luật, xây dựng ngành hải quan từng bước chính quy, hiện đại.

4. Đề xuất và kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2015.

Nghị định này thay thế Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.

Điều 18. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại từng khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sở tại xem xét, trình Chính phủ quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, V.I (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

PHẠM VI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2015/NĐ-CP Ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ)

1. Tại tỉnh Quảng Ninh

TT

TÊN CỬA KHẨU

RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN

01

Cửa khẩu Bắc Luân

- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia, giới hạn từ mốc quốc giới số 1368(1) tọa độ 21°32’11,769” vĩ độ Bắc; 107°57’58,103” kinh độ Đông chạy dọc đường biên giới đến mốc quốc giới số 1371(2) tọa độ 21°32’48,250” vĩ độ Bắc; 107°59’57,992 kinh độ Đông tại ngầm Lục Lầm thuộc xã Hải Hòa.

- Chiều sâu vào nội địa là 01 km tính từ các vị trí có tọa độ nêu trên.

02

Cửa khẩu Ka Long

- Khu làm việc trụ sở liên ngành tại cửa khẩu.

- Bãi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Ranh giới khu vực cửa khẩu Ka Long:

+ Ranh giới về phía bên phải được tính từ bờ sông thuộc bãi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dọc theo sông Ka Long đến ngã ba Xoáy Nguồn.

+ Ranh giới về phía bên trái được tính từ bờ sông thuộc bãi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dọc theo sông Ka Long đến chân cầu Ka Long.

- Địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu Km3+ Km4.

03

Cửa khẩu Hoành Mô

- Khu vực trụ sở làm việc liên ngành

- Ngầm biên giới.

- Bãi kiểm tra hàng.

- Ranh giới khu vực cửa khẩu Hoành Mô là:

+ Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại khu vực cửa khẩu.

+ Ranh giới về bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới đến vị trí mốc quốc giới 1317(2) nối đến điểm cuối chợ Đồng Văn thuộc xã Đồng Văn (mốc quốc giới 1321(3)).

+ Ranh giới về bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới đến đầu bãi Nà Sa thuộc xã Hoành Mô (mốc quốc giới 1313).

+ Chiều sâu vào nội địa là 01 km tính từ các vị trí có tọa độ nêu trên.

- Trên đường 18C ranh giới được tính từ đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu đến hết địa giới hành chính xã Hoành Mô và hành lang mỗi bên cách đường 18C là 01 km.

04

Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia, giới hạn từ mốc quốc giới số 1342(2) có tọa độ: 21°36’,51.950”; vĩ độ Bắc: 107°41’; kinh độ Đông: 56°865’ đến mốc quốc giới 1344/1(2) có tọa độ: 21°37’,50.810”; vĩ độ Bắc: 107°43’; kinh độ Đông: 55°677’.

- Chiều sâu vào nội địa là 01 km tính từ vị trí các mốc giới nêu trên.

- Trên đường 18B ranh giới được tính từ đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu sâu vào nội địa đến cột Km số 16.

2. Tại tỉnh Lạng Sơn

TT

TÊN CỬA KHẨU

RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN

01

Cửa khẩu Hữu Nghị

- Chính diện đường biên giới từ mốc 1114 (tọa độ 3151576110) chạy dọc theo đường biên giới đến mốc 1121 (tọa độ 3075076815), dài khoảng 1.450 m (thuộc khu Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng).

- Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 1114 (khu Kéo Kham) đi dọc theo đường biên giới đến mốc 1110, sau đó cắt sang đỉnh đồi có tọa độ 2942076280 đi theo sườn đồi đến điểm cắm biển khu vực cửa khẩu tọa độ 2880075475 (cạnh đường quốc lộ 1A cũ) về đến điểm cắm biển báo (khu vực cửa khẩu bên phải đường quốc lộ 1A mới) có tọa độ 2850075695( khu Nam Quan, thị trấn Đồng Đăng).

- Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 1121 đi theo khe đồi đến điểm cắm biển báo khu vực cửa khẩu tọa độ 3052076830 (bên phải đường tiểu lộ 235), đi theo bên trái chỉ giới đường sắt đến điểm có tọa độ 2847575750 về đến điểm cắm biển báo phạm vi khu vực cửa khẩu có tọa độ 2850075695 (khu Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng) bên phải đường quốc lộ 1A mới.

- Chiều sâu vào nội địa tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 1116 đến điểm cắm biển báo phạm vi khu vực cửa khẩu có tọa độ 2850075695, dài khoảng 2.750 m.

02

Cửa khẩu Tân Thanh

- Chính diện đường biên giới: Từ mốc 1088/2 + 120m (tọa độ 3485075200) chạy dọc theo đường biên giới đến mốc 1091 + 140m (tọa độ 3404074480), dài khoảng 1,1 km (thuộc thôn Nà Lầu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng).

- Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 1188/2 + 50m theo sườn đồi đến đỉnh đồi có tọa độ 3527074570, chạy dọc sống núi đến điểm có tọa độ 3493073235 ra đến suối Bản Thầu chạy dọc theo đường 230A ra đến điểm cắm biển phạm vi khu vực cửa khẩu (ngã ba Pác Luống, thôn Pác Luống), tọa độ 3366071450.

- Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 1091 + 140m cắt thẳng sang đỉnh núi có tọa độ 3426072640, sang đỉnh núi có tọa độ 3458072650, cắt thẳng ra đường 235A ôm cạnh trục đường ra đến vị trí cắm biển phạm vi khu vực cửa khẩu (ngã ba Pác Luống), tọa độ 3366071450.

- Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 1090 vào nội địa chạy từ Nà Lầu qua cổng đồn Biên phòng Tân Thanh đến ngã ba Pác Luống có tọa độ 3366071450, dài khoảng 3,8 km.

03

Cửa khẩu Cốc Nam

- Chính diện đường biên giới: Từ mốc 1103/1 thôn Cốc Nam, xã Tân Mỹ (tọa độ 2991074455) chạy dọc theo đường biên giới đến mốc 1107 (tọa độ 297257485), dài khoảng 750 m.

- Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 1103/1 đi theo sườn núi ra quốc lộ 4A, tọa độ 2967574335 đi dọc theo quốc lộ 4A đến điểm cắm biển phạm vi khu vực cửa khẩu (ngã ba đường rẽ vào cửa khẩu Cốc Nam), tọa độ 2938574630 dọc theo quốc lộ đến tọa độ 2887574450 (dốc Tềnh Tạm, thôn Cốc Nam).

- Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 1107 chạy dọc theo điểm tiếp giáp địa giới hành chính giữa huyện Văn Lãng và huyện Cao Lộc đến tọa độ 2892574650 cắt sang tọa độ 2887574450 (dốc Tềnh Tạm, thôn Cốc Nam).

- Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 1104 đến khu vực có tọa độ 2938574630,

- Tải về tài liệu PDF

- In tài liệu
Đang cập nhật

Viết đánh giá

     Nội dung không đầy đủ   Thông tin không chính xác   Khác 
Lưu ý: không hỗ trợ HTML!
local_phone