VỀ ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ ban hành Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Nghị định này quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu. 2. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm: a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con. b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước). 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn tài sản tại doanh nghiệp nhà nước. Điều 3. Áp dụng pháp luật liên quan Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có đặc thù về tài chính ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, phải thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó. Trường hợp có sự khác nhau với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó. Trong Nghị định, này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ quản lý ngành); Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan tài chính cùng cấp là Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành quyết định thành lập hoặc được giao quản lý; Sở Tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý. 3. Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được xác định là vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhà nước trong trường hợp các khoản vốn vay đã được Nhà nước trả nợ thay, được Nhà nước quyết định chuyển thành vốn cấp của Nhà nước cho doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 4. Vốn huy động của doanh nghiệp nhà nước là vốn doanh nghiệp nhà nước vay của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, các cá nhân trong và ngoài nước; phát hành trái phiếu và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. 6. Vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật. ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP Mục 1. ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Điều 5. Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước 1. Doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm: a) Dịch vụ bưu chính công ích; b) Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm); c) Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; d) Quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; đ) Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; bảo đảm an toàn bay; bảo đảm an toàn hàng hải; e) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 2. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. 3. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, bao gồm: a) Hệ thống truyền tải điện quốc gia; nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; b) In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng; c) Xổ số kiến thiết; d) Doanh nghiệp nhà nước có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán và xử lý nợ phục vụ tái cơ cấu và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; đ) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 4. Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế. Điều 6. Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước 1. Trình tự, thủ tục đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập hồ sơ đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước của cấp có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm: - Bản sao Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước của cấp có thẩm quyền kèm theo Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước. Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp; - Bản sao các tài liệu giải trình về nguồn vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, nguồn vốn nhà nước khác). b) Cơ quan tài chính cùng cấp: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước, cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đảm bảo theo quy định để thực hiện các thủ tục đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp hồ sơ đề nghị đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nhà nước chưa đảm bảo nội dung theo quy định thì cơ quan tài chính phải có văn bản (nêu rõ lý do) trả lời cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. 2. Trình tự, thủ tục đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nhà nước a) Đối với doanh nghiệp nhà nước được đầu tư thành lập mới không có dự án đầu tư xây dựng công trình hình thành tài sản cố định, căn cứ mức vốn điều lệ ghi trong Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào kế hoạch nguồn vốn đầu tư đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo hoặc nguồn vốn đầu tư từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan tài chính thực hiện cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước. b) Đối với doanh nghiệp nhà nước được đầu tư thành lập mới trên cơ sở bàn giao tài sản từ dự án đầu tư xây dựng công trình đã hoàn thành, căn cứ Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước và quyết toán công trình xây dựng hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu tiến hành bàn giao tài sản, xác định nguồn và mức vốn nhà nước đã đầu tư của dự án công trình bàn giao cho doanh nghiệp nhà nước để hoàn thành thủ tục cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp quyết toán công trình đã hoàn thành nhưng chưa được cấp cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ mức vốn nhà nước ghi trong dự toán để giao cho doanh nghiệp nhà nước hạch toán; sau khi quyết toán công trình đã hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp nhà nước tiến hành điều chỉnh phần chênh lệch giữa mức vốn nhà nước đã hạch toán và mức vốn nhà nước đã được phê duyệt. c) Đối với doanh nghiệp nhà nước thành lập mới để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước, việc cấp vốn nhà nước để thanh toán trong quá trình thực hiện và quyết toán vốn nhà nước đầu tư khi dự án hoàn thành, doanh nghiệp nhà nước tuân thủ trình tự, thủ tục cấp vốn theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý, sử dụng đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. d) Các nguồn vốn nhà nước đầu tư để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại các Điểm a, b, c Khoản này được xác định là vốn điều lệ do nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước khi thành lập. Trường hợp mức vốn điều lệ thực tế thấp hơn mức vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh lại mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng mức vốn thực góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Mục 2. ĐẦU TƯ BỔ SUNG VỐN ĐIỀU LỆ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐANG HOẠT ĐỘNG Điều 7. Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động 1. Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hoạt động và thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. 2. Trường hợp được đầu tư bổ sung vốn điều lệ: a) Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả được đánh giá dựa trên tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Điều 8 Nghị định này có mức vốn điều lệ hiện tại không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. b) Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ hiện tại không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. Điều 8. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động 1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. 2. Doanh nghiệp nhà nước được xác định hoạt động có hiệu quả phải đảm bảo kết quả xếp loại doanh nghiệp nhà nước của ba năm liền kề trước năm xác định bổ sung vốn điều lệ đạt từ loại B trở lên theo công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền. Điều 9. Phương thức xác định vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động 1. Căn cứ và phương pháp xác định vốn điều lệ: a) Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt điều chỉnh áp dụng tối thiểu trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành Quyết định phê duyệt mức vốn điều lệ. b) Mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước được xác định tương ứng với các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp hoặc Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp nhà nước được ghi trong dự án đầu tư hình thành tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp ngành kinh doanh chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang triển khai thực hiện. c) Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, việc xác định điều chỉnh vốn điều lệ căn cứ vào chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương được ghi kế hoạch đầu tư bổ sung vốn từ ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước hoặc Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước. Mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ tối đa bằng 30% của mức chênh lệch dự kiến tăng doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ năm thứ ba tiếp theo so với doanh thu thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán của năm trước liền kề năm thực hiện xác định lại mức vốn điều lệ. d) Vốn điều lệ điều chỉnh của doanh nghiệp nhà nước được xác định như sau:
2. Trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh mức vốn điều lệ: a) Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bổ sung vốn điều lệ quy định tại Điều 7 Nghị định này lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh mức vốn điều lệ và gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu để thẩm định. Hồ sơ bao gồm: - Bản sao Quyết định phê duyệt vốn điều lệ của cấp có thẩm quyền thời điểm trước khi đề nghị điều chỉnh lại vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước; - Văn bản giải trình phương pháp xác định mức vốn điều lệ điều chỉnh (kèm theo bản sao quyết định phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp nhà nước); giải trình các nguồn vốn để bổ sung vốn điều lệ; - Bản sao Quyết định của cấp có thẩm quyền công bố kết quả xếp loại của doanh nghiệp trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị điều chỉnh lại vốn điều lệ. b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu: - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm kiểm tra, xác định mức vốn điều lệ đảm bảo theo quy định và gửi văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp) đến cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, tham gia ý kiến bằng văn bản; Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp không đảm bảo theo quy định thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được |
||||||||||||||
Đang cập nhật |