Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 48/2014/QH13 ngày 17 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về giao thông đường thủy nội địa1. Luật này quy định về hoạt động giao thông đường thủy nội địa; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa đối với kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông, vận tải đường thủy nội địa. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.2 Hoạt động giao thông đường thủy nội địa gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa. 2. Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn. 3. Âu tàu là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện qua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thủy nội địa. 4. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải. 5. Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông. 6. Thanh thải là việc loại bỏ các vật chướng ngại trên đường thủy nội địa. 7. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa. 8. Phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước. 9. Bè là phương tiện được kết ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển tạm thời trên đường thủy nội địa. 10. Hoán cải phương tiện là việc thay đổi tính năng, kết cấu, công dụng của phương tiện. 11. Phương tiện đi đối hướng nhau là hai phương tiện đi ngược hướng nhau mà từ phương tiện của mình nhìn thấy mũi phương tiện kia thẳng trước mũi phương tiện của mình. 12. Đoàn lai là đoàn gồm nhiều phương tiện được ghép với nhau, di chuyển nhờ phương tiện có động cơ chuyên lai kéo, lai đẩy hoặc lai áp mạn. 13. Đoàn lai hỗn hợp là đoàn lai được ghép thành đội hình có ít nhất hai trong ba phương thức lai kéo, lai đẩy, lai áp mạn. 14. Trọng tải toàn phần của phương tiện là khối lượng tính bằng tấn của hàng hóa, nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước trong khoang két, lương thực, thực phẩm, hành khách và hành lý, thuyền viên và tư trang của họ. 15. Sức chở người của phương tiện là số lượng người tối đa được phép chở trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới một tuổi. 16. Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện để giới hạn phần thân phương tiện được phép chìm trong nước khi hoạt động. 17. Mạn được gió của thuyền là mạn có hướng gió thổi vào cánh buồm chính. 18. Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa3 hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người. 19. Thuyền trưởng là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa4 hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người. 20. Người lái phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa5 hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người hoặc bè. 21. Hoa tiêu đường thủy nội địa (sau đây gọi là hoa tiêu) là người tư vấn, giúp thuyền trưởng điều khiển phương tiện hành trình an toàn. 22. Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện để vận tải người, hàng hóa trên đường thủy nội địa. 23. Người kinh doanh vận tải là người vận tải giao kết hợp đồng vận tải hàng hóa, hành khách với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hóa, hành khách mà có thu cước phí vận tải. 24. Người thuê vận tải là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải hàng hóa, hành khách với người kinh doanh vận tải. 25. Người nhận hàng là tổ chức, cá nhân có tên nhận hàng ghi trên giấy vận chuyển. 26. Hành lý là vật dùng, hàng hóa của hành khách mang theo trong cùng chuyến đi, bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi. 27. Bao gửi là hàng hóa gửi theo bất kỳ phương tiện chở khách nào mà người gửi không đi cùng trên phương tiện đó. 28.6 Chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện. 29.7 Tai nạn giao thông đường thủy nội địa là tai nạn xảy ra trên đường thủy nội địa, trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa do đâm va hoặc sự cố liên quan đến phương tiện, tàu biển, tàu cá gây thiệt hại về người, tài sản, cản trở hoạt động giao thông hoặc gây ô nhiễm môi trường. Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thủy nội địa 1. Hoạt động giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. 2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thủy nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật. 3.8 Phát triển giao thông đường thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa theo hướng hiện đại, đồng bộ về luồng, tuyến, cảng, bến, công nghệ quản lý, xếp dỡ hàng hóa; bảo đảm an toàn giao thông, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển vận tải đường thủy nội địa phải kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác. 4. Quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Điều 5. Chính sách phát triển giao thông đường thủy nội địa 1. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến giao thông đường thủy nội địa trọng điểm, khu vực kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có lợi thế về giao thông đường thủy nội địa so với các loại hình giao thông khác. 2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành và đầu tư kinh doanh, khai thác vận tải đường thủy nội địa để phát triển giao thông đường thủy nội địa bền vững. Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa 1. Tổ chức liên quan đến giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa cho nhân dân và cán bộ, công chức, người lao động trong phạm vi quản lý của mình. 2. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường thủy nội địa thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa trong các cơ sở giáo dục phù hợp với đặc điểm của từng vùng lãnh thổ. 1. Phá hoại công trình giao thông đường thủy nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thủy nội địa. 2. Mở cảng, bến thủy nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hóa không đúng nơi quy định. 3. Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thủy nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. 4. Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản trên luồng. 5. Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này tham gia giao thông đường thủy nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm. 5a.10 Giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa. 6. Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn11, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn12, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp. 7. Chở hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn. 8.13 Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1lít khí thở hoặc sử dụng chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng. 9. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn. 10. Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác. 11. Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác. 12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa. 13. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa. QUY HOẠCH, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA Điều 9. Kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa 1.14 Kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm đường thủy nội địa; hành lang bảo vệ luồng; cảng, bến thủy nội địa; khu neo đậu ngoài cảng; kè, đập giao thông, báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ khác. 2. Đường thủy nội địa được phân loại thành đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng. Đường thủy nội địa được chia thành các cấp kỹ thuật. 3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường thủy nội địa được phân cấp như sau: a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia; b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức quản lý, bảo trì đường thủy nội địa địa phương; c) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng tổ chức quản lý, bảo trì đường thủy nội địa chuyên dùng được giao. 4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều này phải bố trí lực lượng quản lý, bảo trì đường thủy nội địa (sau đây gọi là đơn vị quản lý đường thủy nội địa). 5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc phân loại, phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật, công bố tuyến đường thủy nội địa và quy định việc tổ chức quản lý đường thủy nội địa. Điều 10. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa 1. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lưu vực sông, các quy hoạch khác có liên quan và nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các ngành khi lập quy hoạch, dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa phải có ý kiến tham gia bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa, trừ các công trình phòng, chống thiên tai15, bảo vệ đê. 2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa của địa phương trên cơ sở quy hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. 5. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm công bố quy hoạch và quyết định việc điều chỉnh quy hoạch. Điều 11. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa Việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải tuân theo quy hoạch, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông và tuân theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đê điều và phòng, chống thiên tai16. Điều 12. Báo hiệu đường thủy nội địa 1. Báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa. 2. Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm: a) Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy; b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng; c) Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng. 3. Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa. 4. Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó. 5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về báo hiệu đường thủy nội địa. Điều 13. Cảng, bến thủy nội địa17 1. Cảng thủy nội địa được quy định như sau: a) Cảng thủy nội địa là hệ thống công trình được xây dựng để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng. Vùng đất cảng được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và công trình phụ trợ khác. Vùng nước cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão; b) Cảng thủy nội địa gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng và được phân thành cảng loại I, loại II, loại III. 2. Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng. 3. Việc xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa. 4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy mô và phạm vi ảnh hưởng của cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của mình, quy định tiêu chí phân loại cảng, công bố danh mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của cảng thủy nội địa và tiêu chuẩn của bến thủy nội địa. Điều 14. Nội dung và phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa 1. Bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa là hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình thuộc kết cấu hạ tầng, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình. 2. Phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bao gồm công trình và hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt đất có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường thủy nội địa. 1. Phạm vi bảo vệ luồng bao gồm luồng, hành lang bảo vệ luồng và phần trên không, phần đất liên quan đến an toàn của luồng và an toàn giao thông vận tải đường thủy nội địa. 2. Mọi vật chướng ngại trong phạm vi bảo vệ luồng phải được thanh thải hoặc xử lý theo quy định tại Điều 16 và Điều 20 của Luật này. 3. Chủ đầu tư công trình hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ luồng phải tuân theo các quy định sau đây: a) Khi lập dự án xây dựng công trình, khai thác khoáng sản phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa; b) Khi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình cầu đường bộ, cầu đường sắt hoặc công trình khác qua luồng phải bảo đảm chiều cao, chiều rộng khoang thông thuyền, độ sâu an toàn của đáy luồng theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa được xác định trong quy hoạch đã công bố; c) Trước khi thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản phải có phương án bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa chấp thuận bằng văn bản; d) Khi hoàn thành công trình hoặc kết thúc việc khai thác khoáng sản phải thanh thải vật chướng ngại do xây dựng công trình, khai thác khoáng sản gây ra và được đơn vị quản lý đường thủy nội địa phụ trách khu vực xác nhận giao thông trên luồng được bảo đảm như trước khi thi công công trình, khai thác khoáng sản; bàn giao hồ sơ công trình liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng cho đơn vị quản lý đường thủy nội địa; đ) Bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng do thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản gây ra; e)18 Chủ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc đại diện chủ công trình thủy lợi, thủy điện khi vận hành công trình phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật. Điều 16. Hành lang bảo vệ luồng 1. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thủy sản và các hoạt động khác không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thủy nội địa. Khi hành lang luồng thay đổi, đơn vị quản lý đường thủy nội địa phải thông báo và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động thủy sản hoặc các hoạt động khác phải di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại do họ gây ra trên luồng mới. 2. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác khoáng sản trái phép. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc họp chợ, làng chài, làng nghề và các hoạt động khác trên hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm giao thông đường thủy nội địa thông suốt, trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường. 4. Chính phủ quy định phạm vi hành lang bảo vệ luồng. Điều 17. Bảo vệ kè, đập giao thông 1. Phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như sau: a) Đối với kè ốp bờ được tính từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ đỉnh kè trở vào phía bờ tối thiểu 10 mét; từ chân kè trở ra phía luồng 20 mét; b) Đối với kè mỏ hàn, bao gồm cụm kè, kè đơn được tính từ chân kè về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ gốc kè trở vào phía bờ 50 mét; từ chân đầu kè trở ra phía luồng 20 mét. 2. Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét. 3. Trong phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở kè, đập; b) Neo, buộc phương tiện; c) Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến kè, đập. Điều 18. Bảo vệ các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa 1. Đối với cảng, bến thủy nội địa, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác, phạm vi bảo vệ bao gồm vùng đất, vùng nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Đối với báo hiệu đường thủy nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thủy chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 5 mét, kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thủy chí, mốc đo đạc. 3. Trong phạm vi bảo vệ các công trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Neo, buộc phương tiện, súc vật vào phao, cột báo hiệu, mốc thủy chí, mốc đo đạc; b) Làm hư hỏng, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu; c) Thải các chất độc hại ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình. Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa 1. Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. 2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị hư hỏng hoặc bị xâm hại phải kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân, đơn vị quản lý đường thủy nội địa hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. Cơ quan, đơn vị nhận được tin báo phải kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. Điều 20. Thanh thải vật chướng ngại 1. Vật chướng ngại trái phép trên luồng, hành lang bảo vệ luồng phải được thanh thải để bảo đảm an toàn giao thông. Đơn vị quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi vật chướng ngại có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa. 2. Tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong thời hạn do đơn vị quản lý đường thủy nội địa quy định; nếu không thực hiện thanh thải trong thời hạn quy định thì đơn vị quản lý đường thủy nội địa thực hiện thanh thải vật chướng ngại đó và tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại phải chịu mọi chi phí. 3. Đơn vị quản lý đường thủy nội |
||||
Đang cập nhật |