Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch cách ghi như thế nào?

calendar_today11/09/2023

1. Quy định về sơ yếu lý lịch và vai trò của sơ yếu lý lịch khi đi xin việc như thế nào?

Sơ yếu lý lịch là tờ khai tổng quan những thông tin liên quan của một cá nhân, bao gồm thông tin cá nhân và thông tin nhân thân (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị,em...) của cá nhân đó, quá trình học tập, hoạt động, làm việc của cá nhân đó.

- Sơ yếu lý lịch có vai trò quan trọng khi đi xin việc làm vì đây là tài liệu đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ xem xét để đánh giá khả năng và năng lực của ứng viên. Vì vậy, cần lưu ý rằng sơ yếu lý lịch phải được chuẩn bị kỹ càng và cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan đến quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng cá nhân. Cụ thể, sơ yếu lý lịch khi đi xin việc làm có những vai trò chính sau:

- Giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên: Sơ yếu lý lịch cho phép nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về ứng viên, bao gồm học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng cá nhân. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng và năng lực của ứng viên, đồng thời cân nhắc xem liệu ứng viên có phù hợp với vị trí việc làm hay không.

- Tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng: Sơ yếu lý lịch đẹp, rõ ràng và chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng tích cự với nhà tuyển dụng. Điều này cũng cho thấy ứng viên có tinh thần nghiêm túc, chuyên nghiệp và đảm bảo trong việc chuẩn bị trong công việc.

- Giúp ứng viên trình bày thông tin một cách logioc và rõ ràng: Sơ yếu lý lịch là tài liệu mà ứng viên cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn. Việc chuẩn bị này giúp các ứng viên tổ chức thông tin một cách logic và rõ ràng hơn, giúp trình bày tốt hơn trong quá trình phỏng vấn.

- Hỗ trợ việc đánh giá kết quả sau phỏng vấn: Sau khi phỏng vấn, sơ yếu lý lịch cũng có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá kết quả phỏng vấn của ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể tham khảo lại các thông tin trên sơ yếu lý lịch để xem liệu ứng viên có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.

Ngoài ra, sơ yếu lý lịch còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng và kinh nghiệm của ứng viên. Thông qua sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu thêm về quá trình học tập và công tác của ứng viên, những kỹ năng và kinh nghiệm đã có trong quá trình làm việc. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu của công việc. Đối với các vị trí cần đặc thù, sơ yếu lý lịch còn có thể yêu cầu bổ sung những giấy tờ chứng minh khác như bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc… Nếu ứng viên đáp ứng được yêu cầu này, sẽ tạo thêm niềm tin và tin tưởng của nhà tuyển dụng đối với ứng viên. Tóm lại, sơ yếu lý lịch là một phần quan trọng trong quá trình tìm việc làm và xin việc. Việc chuẩn bị một sơ yếu lý lịch đầy đủ, chính xác và rõ ràng sẽ giúp ứng viên tăng khả năng được chọn và có được công việc mong muốn.

 

2. Sơ yếu lý lịch có những nội dung gì?

Sơ yếu lý lịch gồm các nội dung sau:

– Hình ảnh của cá nhân, ảnh 4×6

– Thông tin cá nhân: họ tên, tên gọi khác, giới tính, ngày sinh, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, tôn giáo, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, số và nơi cấp chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, dân tộc, trình độ văn hóa, ngày vào Đoàn – Đảng…

– Quan hệ gia đình: họ tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp của bố, mẹ, vợ/ chồng, anh-chị-em ruột, con cái

– Quá trình học tập – làm việc của người làm đơn

– Khen thưởng

– kỷ luật

– Lời cam đoan

– Chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương.

 

3. Quy định về thành phần trong sơ yếu lý lịch và cách xác định thành phần gia đình

Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch là một mục nhỏ trong bản sơ yếu lý lịch trong đó người kê khai sẽ phải nêu rõ và chính xác gia đình mình thuộc thành phần nào trong xã hội. Thành phần gia đình được trình bày đầy đủ trong bản sơ yếu là thành phần gia đình sau cuộc cải cách ruộng đất.

Để biết chính xác nhất về mình đang thuộc tầng lớp như thế nào và nguồn gốc xuất thân chính xác nhất thì cần phải nắm được một cách rõ nhất về đặc điểm, khái niệm các tầng lớp phổ biến trong xã hội Việt Nam như sau:

– Thành phần cố nông: Cố nông là lớp vô sản ở nông thôn, thành phần này là những người nông dân nghèo không có ruộng đất, công cụ sản xuất, họ là những người sống chủ yếu bằng cách đi làm thuê hoặc ở mướn.

– Thành phần bần nông: Những đối tượng thuộc tầng lớp bần nông là những con người nghèo khổ, sống trong chế độ cũ, thành phần bần nông có cuộc sống tốt hơn thành phần cố nông một chút vì có một phần nhỏ ruộng đất. Tuy nhiên những người thuộc tầng lớp này cũng phải đi làm thuê cho địa chủ hoặc lính canh để duy trì cuộc sống.

– Thành phần trung nông: Là những đối tượng nông dân ít bị bóc lột và có tài sản riêng để tự do lao động để sinh sống.

– Thành phần phú nông (địa chủ): Là những người có ruộng đất nhưng chỉ lao động một phần nhỏ và thường mượn người để cày cấy.

– Thành phần công chức, viên chức: Là những người được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào các chức danh trong cơ quan nhà Nước.

– Thành phần dân nghèo: Là những con người có xuất thân nghèo khổ, đói kém.

– Thành phần tiểu thương, thành phần tiểu chủ, thành phần tư sản, thành phần tiểu tư sản… Đây là các tầng lớp nhân dân có của cải, chuyên buôn bán nhỏ lẻ.

Việc xuất hiện mục “thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất” có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi khai báo sơ yếu lý lịch. Đây là cơ sở để thiết lập lại sự bình đẳng, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của toàn xã hội. Bên cạnh đó, thành phần gia đình còn được xem là xuất thân của mỗi người.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất cũng chính là một đại diện thể hiện của công cuộc cải cách đối với dụng đất. Mục đích của nó chính là để có thể xóa bỏ được những điều ngang trái, bất công, sự lạc hậu cũng như là có thể phân loại được những thành phần có tư tưởng chống đối lại đất nước…

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất có một vai trò thực sự lớn lao, và có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân ta. Nó chính là cơ sở để giúp cho con người có thể lập lại được sự bình đẳng và sự bình quyền, tạo nên một nền móng vững chắc đối với sự phát triển của xã hội một cách đồng đều, sự phát triển của con người.

 

4. Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch cách ghi như thế nào?

Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch sẽ được trình bày và cần được ghi đầy đủ trong tờ sơ yếu là thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất. Thành phần gia đình có thể được gọi là thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình, nhằm xác định gia đình thuộc tầng lớp nào trong xã hội.

Để điền được thông tin vào mục thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch cần tìm hiểu về những quy định mà Pháp luật đã đề ra. Trong mục này chỉ cần xác định được bản thân và gia đình đang thuộc thành phần nào, căn cứ vào các cấp bậc thành phần để ghi chính xác.

Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch bao gồm thành phần cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản hoặc tư sản,… Tùy theo hoàn cảnh gia đình có thể điền vào mục này.

Trong thời đại ngày nay những thành phần như phú nông, địa chủ, trung nông không còn xuất hiện nữa mà thay vào đó là các thành phần cao cấp hơn như tư bản, công chức, viên chức,… Đối với những bản sơ yếu lý lịch của công chức, bộ đội, đảng viên,… sẽ mang những đặc điểm đặc thù riêng. Do đó yêu cầu người khai phải ghi vào trong mục này một cách nghiêm túc, mục đích là xác định các thành phần gia đình và bản thân là công chức, viên chức.

 

5. Những lưu ý khi điền mục thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch

– Việc kê khai thông tin trong sơ yếu lý lịch không chỉ liên quan đến bản thân mà cả gia đình do đó cần đảm bảo những thông tin này phải chính xác. Đặc biệt khi đi xin việc hay thực hiện các thủ tục hành chính thì việc kê khai sai có thể khiến bạn gặp rắc rối để hoàn thành thủ tục.

– Khi viết sơ giấy lý lịch không được phép tẩy xóa, chèn chữ trong các mục. Điều này vừa gây mất thẩm mỹ cho tờ khai mà còn khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả và không được đánh giá cao.

Nguồn: https://luatminhkhue.vn/thanh-phan-gia-dinh-trong-so-yeu-ly-lich-ghi-nhu-the-nao.aspx