BAN HÀNH BỘ ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHUYÊN NGÀNH THÍ NGHIỆM ĐIỆN ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BIẾN ÁP Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư ban hành Bộ định mức dự toán chuyên ngành thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Bộ định mức dự toán chuyên ngành thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp. Điều 2. Thông tư có hiệu lực từ ngày 08 tháng 5 năm 2023. Điều 3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí của các dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
THÍ NGHIỆM ĐIỆN ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BIẾN ÁP THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG Định mức dự toán chuyên ngành thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp (Bộ định mức dự toán) là định mức kinh tế - kỹ thuật xác định mức hao phí cần thiết về vật liệu, lao động và máy thi công trực tiếp để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác thí nghiệm điện chuyên ngành từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc một chỉ tiêu thí nghiệm điện các công trình đường dây và trạm biến áp. Bộ định mức dự toán được biên chế theo loại công tác và thống nhất mã hiệu bao gồm 9 Chương: - Chương I: Thí nghiệm máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp lực. - Chương II: Thí nghiệm khí cụ điện, trang bị điện. - Chương III: Thí nghiệm chống sét van, tiếp đất. - Chương IV: Thí nghiệm rơle bảo vệ và tự động điện. - Chương V: Thí nghiệm thiết bị đo lường điện. - Chương VI: Thí nghiệm thiết bị đo lường nhiệt. - Chương VII: Thí nghiệm mạch điều khiển, đo lường, rơle bảo vệ, tự động và tín hiệu. - Chương VIII: Thí nghiệm mẫu hóa. - Chương IX: Công tác tổ hợp phục vụ thí nghiệm. Định mức dự toán bao gồm các nội dung sau: 1. Mức hao phí vật liệu Là khối lượng các loại vật liệu, năng lượng trực tiếp sử dụng để thực hiện hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp. Hao phí vật liệu gồm 02 loại: Vật tư tiêu hao và vật tư hao mòn, đã bao gồm hao hụt qua các khâu thi công và luân chuyển (nếu có). 2. Mức hao phí lao động Là mức sử dụng ngày công của kỹ sư, công nhân trực tiếp để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp trong đó đã bao gồm ngày công của cả kỹ sư, công nhân điều khiển máy thí nghiệm. Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện hoàn chỉnh một đơn vị thí nghiệm từ khi chuẩn bị, thực hiện thí nghiệm, kết thúc, thu dọn hiện trường thi công và lập biên bản hoặc báo cáo kết quả thí nghiệm. Cấp bậc kỹ sư, công nhân tính trong định mức được tính quy đổi bình quân đối với mỗi đơn vị công tác thí nghiệm điện. 3. Mức hao phí máy thi công Là số ca máy và thiết bị thi công trực tiếp thực hiện thí nghiệm được tính bằng ca để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp. 4. Kết cấu mỗi danh mục định mức - Nội dung công việc thí nghiệm. - Bảng trị số định mức. - Ghi chú định mức - Điều kiện áp dụng (nếu có). Định mức dự toán chuyên ngành công tác thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp làm cơ sở để lập đơn giá, lập dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp. Khi thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp thuộc công trình cải tạo mở rộng đang được đấu nối vào lưới điện thì hao phí nhân công được nhân hệ số 1,1. Khi thí nghiệm trạm GIS áp dụng các bảng mức của từng thiết bị riêng lẻ. Riêng thí nghiệm phần nhất thứ, mạch điều khiển, đo lường rơle bảo vệ, tự động hóa và tín hiệu, hao phí nhân công nhân với hệ số 0,8. Ngoài thuyết minh và hướng dẫn áp dụng nói trên, trong mỗi chương công tác của Bộ định mức dự toán còn có phần thuyết minh và hướng dẫn áp dụng cụ thể đối với từng loại công tác thí nghiệm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công. Trong quá trình thực hiện, yêu cầu các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, các đơn vị thí nghiệm chuyên ngành điện và các ban quản lý dự án thực hiện việc tổng hợp, theo dõi, kịp thời đề xuất các nội dung hợp lý cần xem xét bổ sung, hiệu chỉnh, sửa đổi bổ sung khi cần thiết./.
THÍ NGHIỆM MÁY PHÁT ĐIỆN, ĐỘNG CƠ ĐIỆN, MÁY BIẾN ÁP LỰC EA.10000 THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ ĐIỆN, MÁY PHÁT ĐIỆN EA.11000 Thí nghiệm máy phát điện, động cơ điện đồng bộ - U < 1000 V 1. Thành phần công việc: - Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật. - Công tác chuẩn bị thí nghiệm. - Kiểm tra tình trạng bên ngoài. - Đo điện trở cách điện. - Kiểm tra hệ số hấp thụ, hệ số công suất. - Đo điện trở 1 chiều, kiểm tra cực tính, các cuộn dây. - Thử cao áp xoay chiều cách điện cuộn dây. - Kiểm tra chiều quay, chạy thử, kiểm tra dòng không tải. - Thu dọn thiết bị, dụng cụ, vật liệu thi công, trao trả hiện trường. - Xác lập số liệu, đối chiếu tiêu chuẩn, nghiệm thu bàn giao. 2. Thành phần hao phí: Đơn vị tính: 1 máy
3. Ghi chú: 3.1 - Bảng mức trên xác định cho động cơ, máy phát điện đồng bộ. 3.2 - Trường hợp cùng một vị trí trong hiện trường thí nghiệm có nhiều động cơ, máy phát điện giống nhau thì kể từ máy thứ 2 bảng mức được nhân hệ số 0,60. EA.12000 Thí nghiệm máy phát điện, động cơ điện không đồng bộ - U < 1000 V 1. Thành phần công việc: - Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật. - Công tác chuẩn bị cho thí nghiệm. - Kiểm tra tình trạng bên ngoài. - Đo điện trở cách điện. - Kiểm tra hệ số hấp thụ, hệ số công suất. - Đo điện trở 1 chiều, kiểm tra cực tính, các cuộn dây. - Thử cao áp xoay chiều cách điện cuộn dây. - Kiểm tra chiều quay, chạy thử, kiểm tra dòng không tải. - Thu dọn thiết bị, dụng cụ, vật liệu thi công, trao trả hiện trường. - Xác lập số liệu, đối chiếu tiêu chuẩn, nghiệm thu bàn giao. 2. Thành phần hao phí: Đơn vị tính: 1 máy
3. Ghi chú: 3.1 - Bảng mức trên xác định cho động cơ, máy phát điện không đồng bộ. 3.2 - Trường hợp cùng một vị trí trong hiện trường thí nghiệm có nhiều động cơ, máy phát điện giống nhau thì kể từ máy thứ 2 bảng mức được nhân hệ số 0,60. EA.20000 THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP LỰC EA.21000 Thí nghiệm máy biến áp lực - U 66 ÷ 500 kV EA.21100 Thí nghiệm máy biến áp lực - U 66 ÷ 110 kV 1. Thành phần công việc: - Nghiên cứu tài liệu. - Công tác chuẩn bị cho thí nghiệm. - Kiểm tra tình trạng bên ngoài máy biến áp lực. - Thí nghiệm các biến dòng chân sứ của máy biến áp. - Thí nghiệm không tải máy biến áp ở điện áp thấp. - Thí nghiệm ngắn mạch ở điện áp thấp (khi cần). - Đo điện trở cách điện, hệ số hấp thụ. - Đo tgδ và điện dung các cuộn dây máy biến áp, sứ đầu vào. - Xác định cực tính và tổ đấu dây máy biến áp. - Đo tỷ số biến các nấc cuộn dây máy biến áp. - Đo điện trở một chiều các nấc cuộn dây máy biến áp. - Kiểm tra bộ điều chỉnh điện áp dưới tải, đồ thị vòng. - Kết thúc thí nghiệm, thu dọn thiết bị, dụng cụ, vật liệu thi công, trao trả hiện trường. - Xác lập số liệu, đối chiếu tiêu chuẩn, nghiệm thu bàn giao. 2. Thành phần hao phí: Đơn vị tính: 1 máy
|